17/11/2003 06:07 GMT+7

Nhà văn trẻ: "Viết là nghề tay trái"

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TT - Tại cuộc gặp gỡ các nhà văn trẻ TP.HCM hôm 15-11, Hội Nhà văn TP.HCM đã dành nguyên buổi sáng cho các tham luận và ý kiến của những người viết trẻ về công việc viết lách, về tình hình văn học nước nhà...

5laciEJx.jpgPhóng to
Các nhà văn trẻ trong buổi gặp gỡ tại khách sạn Majestic hôm 15-11
TT - Tại cuộc gặp gỡ các nhà văn trẻ TP.HCM hôm 15-11, Hội Nhà văn TP.HCM đã dành nguyên buổi sáng cho các tham luận và ý kiến của những người viết trẻ về công việc viết lách, về tình hình văn học nước nhà...

Nguyễn Thu Phương nhận định hầu hết nhà văn trẻ thời nay đều coi chuyện viết văn là “nghề tay trái”. Thu Phương viện dẫn “điều hiển nhiên” của thời buổi kinh tế thị trường, và đồng thời bày tỏ sự hồ nghi “liệu có chắc khi đã có “thực” rồi thì đạo sẽ được vực lên?”.

Nguyễn Danh Lam khá táo bạo khi đưa ra một cái nhìn về diện mạo văn học trẻ hiện nay bằng hai chữ: hiền hòa. Anh nhấn mạnh thêm: các cây bút thơ, văn gần đây đều mang sắc diện chung “tất cả đều đèm đẹp, loáng thoáng suy tư, loáng thoáng trăn trở, loáng thoáng buồn vui...”.

Nhận xét thế để rồi Danh Lam cảm khái “tôi như thể sống trong một môi trường mà xung quanh toàn những người có “nét đẹp” chung, từ ngày này qua tháng khác, đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên, thở gọn gàng...”.

QNnIxhFi.jpgPhóng to
Nguyễn Danh Lam: "Với nhịp sống này, tôi sẽ là một gốc Bonsai"
Danh Lam cũng đưa ra quan điểm: giữa hai nội dung đang bị lên tiếng hiện nay, thì bạo quá, tây quá, u buồn quá... vẫn dễ khắc phục hơn là nhợt nhạt quá, tròn trịa quá, thiếu cá tính quá...

Nhà văn trẻ Phan Hoàng cho rằng những người viết trẻ hiện có bốn điều bế tắc: điều kiện trao đổi nghề nghiệp, đất dụng võ, bút pháp, vốn sống - tư tưởng.

Tâm tư hơn với nghề viết, Trần Nhã Thụy phát biểu: “Nhà văn là người trong thiên hạ, anh làm gì cũng được, có thể thất nghiệp, không nhất thiết phải ở thành phố... miễn là có tác phẩm hay”.

Trần Nhã Thụy ao ước một giải thưởng văn học có đủ uy tín. Bởi theo Trần Nhã Thụy, hằng năm chúng ta đều có các giải thưởng văn học, “nhưng các tác phẩm đoạt giải vẫn rất ít sức sống, hiếm hoi tác phẩm có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống đương đại”. Và Thụy khẳng định: “Chừng nào chúng ta chưa có một giải thưởng văn học uy tín, chúng ta chưa có một nền văn học mạnh”.

Và, có điều không ai bảo ai nhưng nhiều nhà văn đều nhắc đến yếu tố báo chí trong sự tác động đến văn học. Nguyễn Danh Lam cho rằng báo chí “có công lớn trong việc phát hiện và duy trì đời sống văn học cho nhiều cây bút trẻ”.

Và trong tâm trạng bức xúc, Nguyễn Danh Lam nêu câu hỏi: “Nếu một cây bút trẻ có trong tay một tác phẩm trẻ cỡ như Điêu tàn hiện đại, Say hiện đại, Điên hiện đại hoặc như Báu vật của đời made in Vietnam... thì các nhà xuất bản có cấp phép cho in không?”.

Điều Nguyễn Danh Lam nói khiến nhiều nhà thơ, nhà văn đàn anh không khỏi bất ngờ. Nhà thơ Lê Minh Quốc hỏi lại: “Thế trong tay các nhà thơ trẻ hiện nay có ai đang có tác phẩm cỡ Điêu tàn chưa?”. Không ai trả lời, kể cả Nguyễn Danh Lam.

Nhà thơ Nguyễn Vĩnh Nguyên gán cho thơ một sứ mệnh “sáng tạo lại tương lai”, ở đó thơ phải “bắt nguồn từ một sự trang bị văn hóa và tư tưởng bền vững”. Nguyên đề xuất: “Sáng tạo lại tương lai có nghĩa là đặt lại cho thơ một nền móng quan niệm thẩm mỹ khác, đa diện, đa chiều, đa ngôn ngữ hơn mà không dị dạng, quái thai hay kệch cỡm”.

Tất cả đều nói ra những nhận xét chân thực, nhưng vấn đề cốt yếu là có ai tin vào sự thay đổi của nền thơ văn hiện nay theo ý của mình đặt ra không? Câu trả lời còn bỏ ngỏ!

LAM ĐIỀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    nh\u00e0 v\u0103n tr\u1ebb TP.HCM h\u00f4m 15-11, H\u1ed9i Nh\u00e0 v\u0103n TP.HCM \u0111\u00e3 d\u00e0nh nguy\u00ean bu\u1ed5i s\u00e1ng cho c\u00e1c tham lu\u1eadn v\u00e0 \u00fd ki\u1ebfn c\u1ee7a nh\u1eefng ng\u01b0\u1eddi vi\u1ebft tr\u1ebb v\u1ec1 c\u00f4ng vi\u1ec7c vi\u1ebft l\u00e1ch, v\u1ec1 t\u00ecnh h\u00ecnh v\u0103n h\u1ecdc n\u01b0\u1edbc nh\u00e0..." />