17/05/2025

Từ lễ duyệt binh đầu tiên năm 1954 tại Quảng trường Ba Đình cho đến những cuộc duyệt binh quy mô lớn kỷ niệm các mốc son lịch sử của dân tộc, Việt Nam đã nhiều lần tổ chức lễ duyệt binh đầy trang nghiêm, hùng tráng.

Duyệt binh là gì? Diễu binh khác gì với duyệt binh?

Theo từ điển tiếng Việt, diễu binh và duyệt binh được định nghĩa như sau:

- Diễu binh: Lực lượng vũ trang lần lượt diễu qua lễ đài hoặc trên đường phố, hàng ngũ chỉnh tề, động tác thống nhất, để biểu dương sức mạnh.

- Duyệt binh: Kiểm tra một cách tượng trưng đội ngũ của lực lượng vũ trang tập hợp lại để biểu dương sức mạnh về quân sự trong buổi lễ long trọng.

Về đội hình, quy mô của duyệt binh thường lớn hơn diễu binh rất nhiều. Cụ thể, mỗi khối trong lễ diễu binh thường có từ 80 đến 110 người, hàng ngang khoảng 7 đến 10 người. Trong khi đó, đội hình duyệt binh có thể lên tới 200 đến 300 người mỗi khối, hàng ngang từ 15 đến 30 người.

Điểm khác biệt lớn nhất nằm ở phần phương tiện quân sự: Duyệt binh có sự tham gia của xe tăng, pháo binh, tên lửa và các loại khí tài quân sự hiện đại, thường là dịp để quốc gia ‘ra mắt’ những vũ khí tối tân với công chúng. Trong khi đó, diễu binh thiên về biểu dương lực lượng và khí thế, ít tập trung vào phương tiện, vũ khí hạng nặng.

Việt Nam đã tổ chức bao nhiêu lần duyệt binh?

Trong lịch sử, Việt Nam đã trải qua những lần duyệt binh đáng nhớ :

- Lễ duyệt binh 1-1-1955: Đây là buổi lễ duyệt binh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, diễn ra tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội để chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng về Thủ đô sau 9 năm kháng chiến. Đơn vị tham gia duyệt binh là những người lính vừa đi qua một chặng đường dài đầy gian khổ với vũ khí hiện đại nhất lúc bấy giờ là pháo cao xạ. Cũng chính đội quân này đã đánh bại đạo quân tinh nhuệ của Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

- Lễ duyệt binh 1-5-1973: Buổi lễ được tổ chức long trọng tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội nhằm chào mừng thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chấm dứt sự chiếm đóng của các đội quân xâm lược nước ngoài sau khi Hiệp định Paris được ký kết.

- Lễ duyệt binh 15-5-1975: Được tổ chức tại TP.HCM (khi đó vẫn gọi là Sài Gòn) sau Chiến thắng lịch sử 30-4-1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cuộc duyệt binh quy mô lớn có sự tham gia của hàng nghìn bộ đội, dân quân và người dân. Đặc biệt, Trung đoàn tên lửa 263 đã huy động 16 xe TZM kéo đạn tên lửa tham gia diễu hành.

- Lễ duyệt binh 2-9-1975: Để kỷ niệm Cách mạng tháng Tám thành công và 30 năm thành lập nước và mừng thống nhất đất nước, nước ta đã tổ chức lễ duyệt binh tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Trong lịch sử Việt Nam, đây là lễ duyệt binh có ý nghĩa đặc biệt nhất, lễ duyệt binh đầu tiên của non sông đã thu về một mối, Tổ quốc hoàn toàn thống nhất sau bao đêm dài cách trở.

- Lễ duyệt binh 2-9-1985: Kỷ niệm 40 năm ngày Quốc khánh, tính đến thời điểm hiện tại đây được coi là lễ duyệt binh lớn nhất và gần nhất. Lễ duyệt binh với sự tham gia của các quân chủng, binh chủng và đặc biệt là máy bay không quân (quân chủng hiện đại thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bầu trời Hà Nội và chiến tranh biên giới Tây Nam), tên lửa SAM-2, SAM-3, xe tăng T-45 và nhiều loại máy bay cùng các loại vũ khí hạng nặng khác.

Xem thêm: Hiểu đúng thông tin 'cấm xe ô tô sản xuất trước 2017 vào Hà Nội, TP.HCM từ 2026'

Xem thêm: Giá điện thuê trọ tại TP.HCM vừa được ban hành, chủ nhà 'chặt chém' tiền điện có thể bị phạt đến 30 triệu

Xem thêm: Hơn 2,5 triệu điện thoại đang bị mã độc Kaleidoscope tấn công, cảnh báo nóng ngay lúc này

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên