19/02/2025 16:23 GMT+7

Về nhà với mẹ thôi

Năm nào cũng vậy, khi ngọn gió chướng non se lạnh thổi chùng chình miên man da thịt, là lúc con gái tôi lại háo hức thích trải nghiệm đón Tết cổ truyền miền quê.

TẾT VỀ NHÀ VỚI MẸ THÔI - Ảnh 1.

Con tôi thương bà nên luôn nhắc: "Xuân đã đến rồi, cha thu xếp chở con về thăm nội, các cô chú nhé".

Nghe đến đây, tôi cảm thấy lòng bồi hồi đến lạ và mong trở về quê nhanh nhất có thể để thắp cho cha nén nhang báo tin đoàn tụ với gia đình, rồi úp mặt vào vai mẹ nghe tiếng thỏ thẻ của quê hương, kể cuộc đời ông bà các cháu lắm nỗi nhọc nhằn.

Nhớ lắm những ngày xưa…

Khi trời chưa hửng sáng, từng cơn gió thổi xộc vào mái nhà nghe mấy đuôi lá xao xác cũng là lúc cha thức dậy pha ấm trà ngồi tâm tình với mẹ về những mùa tát đìa ăn Tết, chuyện mua quần áo mới, chuyện học của các con.

Rồi cái Tết cả xóm vui mừng vì chuyển dịch cơ cấu nuôi trồng. Nghe đâu làm tôm khỏe hơn trồng lúa, còn kiếm được nhiều tiền.

Nhưng sao cha lại thức ho suốt vì hai mùa tôm nhà mình mất trắng.

Đến một ngày cũng kiệt sức đi xa, cha như ông bụt hiền từ cho chúng tôi rất nhiều tình yêu thương nồng ấm, quần áo mới, ăn uống no đủ, học hành tử tế.

Ôi! Cái hạnh phúc bình yên ấy giờ chỉ còn là kỷ niệm. Tôi thèm muốn ngược dòng thời gian quay trở về tìm lại để nâng niu, cất giữ trọn vẹn. Vì thế tôi sẽ mãi yêu, dạy dỗ con cháu như cha mẹ từng làm cho chúng tôi và luôn nhắc nhở chúng khắc sâu bao điều tốt đẹp về ông bà.

Lòng mãi thổn thức thương chuỗi ngày sau cha mất, tôi càng ray rứt hơn vì bao nhiêu gánh nặng đè hết lên đôi vai gầy của mẹ.

Quanh năm mẹ phải chăm lo bà nội già yếu với các con ăn học, lại còn quần quật thức khuya dậy sớm buôn bán, soạn giáo án để lên lớp mỗi ngày. Nhớ mỗi khi ngọn chướng về lạo xạo lá trong vườn giọt nắng bắt đầu đong đưa, mẹ đi rọc từng tàu lá chuối chuẩn bị gói bánh tét đón Tết.

Những ngày sau đó mẹ dạy các chị làm bánh, mứt trang trí nhà cửa, bàn thờ tổ tiên, đặc biệt bộ lư đồng được mẹ lau chùi cẩn thận. Lúc nhỏ mẹ bắt tôi chăm sóc và lặt lá mai, trồng hai hàng hoa vạn thọ ngay lối đi.

Giờ đây, mỗi khi Tết trở về thì mai, vạn thọ đã nở vàng trước cổng nhà, mẹ thì rưng rưng, còn em gái ngày nào đã thành thiếu nữ. 

Gặp lại cô hàng xóm với nụ cười một thuở bâng khuâng nay tay bồng tay bế, rồi những đứa bạn thân thuở nào sau giờ học rủ nhau ra sông mải mê tắm về muộn bị đánh đòn, nay đều đã khác.

Trong miên man bồi hồi của tình xuân tôi bắt gặp ánh mắt ấm áp, dịu dàng của mẹ bên cội mai vàng đang đợi chờ ai về sum họp.

Nhìn những cô thiếu nữ thẹn thùng trong màu áo mới, thao thức rộn ràng bổi hổi đêm xuân, lại nhớ ngày xưa chị em và bạn bè tôi quây quần canh nồi bánh tét cùng nhau hát khúc dân ca giao thừa. 

Giờ những gương mặt thương yêu ấy vì mưu sinh mỗi người mỗi nơi để khi xuân về lại thấy nhớ thương da diết.

Tôi như bao người đi xa, cũng có miền quê để về giấu tiếng khóc tha hương. Nhớ thuở còn thơ luôn lẽo đẽo theo cha ra đồng tát đìa bắt cá, hay chạy quanh mấy gốc rạ trên cánh đồng thả diều rồi ăn món cá lóc nướng trui cha làm.

Nghĩ đến tôi thèm chảy nước miếng. Thời đó nhà nghèo lắm nên chỉ thưởng thức những món ăn dân dã đồng quê mẹ nấu cho gia đình và đãi khách đến vui xuân… như canh chua trái giác cá rô đồng, bông so đũa đến giờ đầu lưỡi vẫn còn cay.

Ai đi xa mới thấu hiểu được tâm trạng của kẻ tha phương luôn hoài niệm về miền ấu thơ sâu thẳm, nặng lòng với ngôi trường bên dòng sông chòng chành chở xuân sắc suốt thời thiếu nữ của mẹ.

Có những lúc phải đối diện với những nghịch cảnh cuộc sống làm tôi chùn bước, nhưng khi nhớ đến có một miền quê để về, tôi như nhận lại sự bình yên trong tâm hồn, cùng nương náu qua những ngày giông bão.

Đi dọc bờ sông những mùa đầy gió, nơi ngày xưa bọn con nít thường ra đây tắm... rồi lớn lên hò hẹn yêu nhau. Đó là minh chứng cho chuyện tình của cha mẹ tôi.

Dù qua bao đời, sóng nước vẫn trôi xuôi, người dân mỗi ngày sang bên kia sông buôn bán mưu sinh giữa cuộc đời, trong số đó có người vẫn bám trụ với quê nhưng cũng không ít người ra đi làm ăn thành đạt rồi quay về giúp dân nghèo xây nhà, cầu đường hoặc còn tha phương biền biệt.

Cũng từ con sông này đưa tôi lên phố lập nghiệp. Mỗi lần trở lại, tôi như được hồi sinh chạnh lòng nhớ cha da diết, thương mẹ mỗi hoàng hôn gom cái lạnh mùa đông đem đốt, để mỗi độ xuân về tôi chơi vơi trên nẻo đường lưu lạc, trầm tích trong lòng nỗi nhớ một miền quê, với hình bóng người phụ nữ tảo tần, chịu thương chịu khó suốt cuộc đời tận tụy vì đàn con thân yêu mà từ đó biết nẻo tìm về…

Thương sao cái tết vương màu bụi - Ảnh 1.

Diễn đàn Tết dưới mái nhà diễn ra từ ngày 20-1 đến 20-2-2025, do báo Tuổi Trẻ và Công ty INSEE Việt Nam đồng hành.

Tất cả người Việt Nam, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp đều có thể gửi bài tham dự diễn đàn Tết dưới mái nhà. Bài viết gửi đến địa chỉ email [email protected].

Bài viết tối đa 1.000 chữ, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa.

Bài viết được thể hiện bằng tiếng Việt.

Tác giả ghi địa chỉ, điện thoại, email, số căn cước công dân cùng số tài khoản để ban tổ chức liên lạc.

Bài viết phải chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi viết được tổ chức trước đây, hiện không tham gia trong bất kỳ cuộc thi viết đang được tổ chức. Bài viết chưa từng được đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

Bạn đọc chịu trách nhiệm về bản quyền, khiếu nại xảy ra (nếu có).

Quyết định của ban tổ chức là quyết định cuối cùng.

Giải thưởng diễn đàn Tết dưới mái nhà

Các bài bạn đọc gửi đến diễn đàn sẽ được chấm điểm theo tiêu chí cùng với điểm do bạn đọc bình chọn.

Trong đó điểm chuyên môn do ban tổ chức chấm chiếm 50%, bạn đọc bình chọn chiếm 50% tổng số điểm của bài dự thi.

Số điểm bình chọn được tính dựa trên tương tác với bài viết, trong đó 1 sao = 15 điểm, 1 tim = 3 điểm, 1 like = 2 điểm.

- 1 giải nhất trị giá 5 triệu đồng.

- 3 giải nhì mỗi giải trị giá 3 triệu đồng.

- 5 giải khuyến khích mỗi giải trị giá 1 triệu đồng.

Các bài được chọn đăng sẽ được chấm trả nhuận bút theo quy định.

Về nhà với mẹ thôi - Ảnh 3.Mái nhà cuối cùng

Năm nay là năm đầu tiên bà ngoại tôi ăn Tết ở nhà mới - cái nhà mồ có thể nói là khang trang nhứt xóm. Nhà mặt tiền hẳn hoi!


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên