25/04/2025 17:33 GMT+7

TS Võ Kim Cương: 'Bản đồ TP.HCM mới hình cong, không thể bẻ đường cho cong theo'

TS Võ Kim Cương cho rằng sau sáp nhập, TP.HCM mới không thể sửa lại toàn bộ quy hoạch mà kế thừa những định hướng cứng trước đó. Bản đồ TP.HCM mới có hình cong, không thể bẻ con đường cho cong.

TS Võ Kim Cương: 'Bản đồ TP.HCM mới hình cong, không thể bẻ đường cho cong theo' - Ảnh 1.

Bản đồ TP.HCM mới (màu cam) sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu - Đồ họa: PHƯƠNG NHI

Sáng 25-4, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức tọa đàm khoa học bàn về quy hoạch TP.HCM mới trong bối cảnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sáp nhập vào TP.HCM.

Nhập TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu: "Dấu nhân không phải dấu cộng"

Theo TS Võ Kim Cương khi nhập ba tỉnh lại phải là "dấu nhân chứ không thể là dấu cộng", đó là cộng hưởng các yếu tố thuận lợi để phát triển thành một siêu đô thị.

Đề cập đến vấn đề quy hoạch, ông Cương cho rằng sau sáp nhập không phải sửa lại toàn bộ quy hoạch mà kế thừa các định hướng cứng sẵn có.

Đánh giá thêm, ông Cương cho rằng trước đây các định hướng quy hoạch hầu như không giới hạn địa giới như quy hoạch đầu tiên của TP.HCM có bàn đến sân bay Long Thành ở Đồng Nai. Tuy nhiên về sau, có quy hoạch có tính cục bộ hơn. Việc sắp xếp bộ máy cũng là dịp để thay đổi tầm nhìn quy hoạch không gian phát triển.

TP.HCM mới - Ảnh 2.

TS Võ Kim Cương phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: THẢO LÊ

"Bây giờ không thể nói bản đồ TP.HCM mới có hình cong thì bẻ con đường cho cong. TP.HCM muốn đi Xuyên Mộc thì bắt buộc phải đi qua Đồng Nai. Do đó, các định hướng quy hoạch trước đó sẽ không thay đổi về các định hướng cứng".

Tuy nhiên theo ông Cương, sẽ có thay đổi lớn về định hướng không gian theo mục tiêu phát triển sau khi xác định các nguồn lực mới. TP.HCM cần ngồi lại với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu bàn bạc thay đổi gì, đưa quan điểm, phân tích nguồn lực, có mục tiêu và giải pháp.

Nhận diện TP.HCM sau sáp nhập

Tại tọa đàm, ThS Nguyễn Trúc Vân, giám đốc Trung tâm Mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, đã đại diện nhóm nghiên cứu nhận diện TP.HCM mới sau khi sáp nhập tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tính toán các số liệu sáp nhập cơ học, TP.HCM mới có quy mô GRDP 2,7 triệu tỉ đồng, chiếm 24% GDP cả nước. Tăng trưởng GRDP bình quân từ 2016 - 2025 khoảng 5,9%. TP.HCM mới có 13,4 triệu người, chiếm 18% dân số cả nước; trong đó có 7,3 triệu lực lượng lao động, chiếm 14% cả nước. TP.HCM mới có 168 phường xã, tỉ lệ đô thị hóa khoảng 77%.

Khi sáp nhập 3 tỉnh thành, dịch vụ là động lực tăng trưởng chính và tiềm năng, trong đó tài chính, khoa học công nghệ và du lịch là chủ lực. Có thể khai thác lợi thế về du lịch biển Vũng Tàu, các cụm cảng.

TP.HCM có thể phát triển các ngành công nghiệp mới như hóa dầu, chế tạo thiết bị điện gió, công nghệ sinh học. Tận dụng lợi thế biển của Bà Rịa - Vũng Tàu để phát triển điện gió ngoài khơi, điện mặt trời, kinh tế tuần hoàn. Đồng thời phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế biển.

TP.HCM mới - Ảnh 3.

ThS Nguyễn Trúc Vân phân tích các số liệu - Ảnh: THẢO LÊ

Về nguồn lực, TP.HCM mới có quỹ đất mở rộng, thu hút các nhà đầu tư và tập đoàn lớn. Có nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên lao động qua đào tạo vẫn thấp so với yêu cầu của các ngành công nghệ cao. TP.HCM sẽ có hạ tầng công nghiệp và cảng biển, mạng lưới khu công nghiệp (Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu) rộng lớn với 24.800ha.

Cảng Cái Mép - Thị Vải là cụm cảng nước sâu nhất, trở thành trung tâm logistics quốc tế, phục vụ cho khu vực Đông Nam Á. Đường bộ có cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, mở rộng cao tốc Biên Hòa. Đường sắt có tàu cao tốc TP.HCM - Vũng Tàu. Hàng không có sự kết nối từ sân bay Long Thành.

TS Võ Kim Cương: 'Bản đồ TP.HCM hình cong, không thể bẻ con đường cho cong'  - Ảnh 5.Đa số cử tri Bình Dương đồng ý sáp nhập với TP.HCM, Vũng Tàu

Sau khi lấy ý kiến người dân đa số đồng ý, HĐND tỉnh Bình Dương đã thông qua nghị quyết về việc tán thành sáp nhập Bình Dương và TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, giảm còn 36/91 xã phường.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên