10/11/2003 09:04 GMT+7

Khi thanh tra "cầm dao, cầm kéo"...

 
 

TT (Hà Nội) - Quốc hội đã trải qua một ngày thứ bảy (8-11) sôi nổi khi tiến hành thảo luận ở tổ dự án Luật thanh tra. Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói: “Đương nhiên nếu DN nào làm ăn không tốt thì việc thanh tra là rất cần thiết. Nhưng nhiều khi chẳng biết có bệnh hay không, anh thanh tra cứ cầm dao, cầm kéo mổ. Mổ mà không có bệnh cũng làm đau đớn lắm chứ!”.

Chỉ cần “tiếp” thanh tra, DN cũng đủ “chết”

TT (Hà Nội) - Quốc hội đã trải qua một ngày thứ bảy (8-11) sôi nổi khi tiến hành thảo luận ở tổ dự án Luật thanh tra. Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói: “Đương nhiên nếu DN nào làm ăn không tốt thì việc thanh tra là rất cần thiết. Nhưng nhiều khi chẳng biết có bệnh hay không, anh thanh tra cứ cầm dao, cầm kéo mổ. Mổ mà không có bệnh cũng làm đau đớn lắm chứ!”.

Chỉ cần “tiếp” thanh tra, DN cũng đủ “chết”

Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Đặng Như Lợi - đại biểu (ĐB) Cà Mau - bày tỏ lo ngại bằng cách viện dẫn số liệu từ báo cáo của Thanh tra Nhà nước (TTNN): khảo sát 876 doanh nghiệp (DN) trong năm 2000 thì có tới 731 DN từng phải “tiếp” đoàn thanh tra, kiểm tra, trong đó có DN “bị hỏi thăm” 10 lần, cá biệt là Nhà máy thuốc lá Bắc Sơn “bị đón tiếp” đến 28 cuộc (tháng nào cũng hai, thậm chí ba cuộc).

Tổng thanh tra Nhà nước Quách Lê Thanh:

“Tôi đề nghị khi thực hiện cơ chế trách nhiệm người đứng đầu phải cho tôi chọn cán bộ. Thử hỏi: bây giờ tôi muốn ông A nhưng tập thể không chịu, lại lấy ông B, mai mốt ông B sai phạm tôi phải chịu trách nhiệm liệu có thỏa đáng không? Thái độ của tôi rất rõ ràng: tôi cần có quyền cách chức, dù sau đó vì quyết định này tôi cũng bị cách chức theo”.

ĐB Nguyễn Văn Nhượng (Quảng Bình) mạnh bạo đề xuất: nên chăng bỏ hẳn thanh tra chuyên ngành?! Mục đích: tránh tình trạng chồng lấn, thanh tra hành chính vừa vào làm, thanh tra chuyên ngành lại nhảy vào làm nữa. Lập tức ý kiến này đã vấp phải sự phản ứng của không ít ĐB vì nếu không có thanh tra chuyên ngành, đố “anh” thanh tra hành chính kham nổi khi đụng phải những vấn đề, lĩnh vực mang tính chuyên sâu (vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng, an toàn lao động...). Bản thân tổng TTNN Quách Lê Thanh cũng nhìn nhận như vậy. Theo ông, TTNN nhiều khi vẫn phải “mượn” cán bộ, chuyên gia các ngành khác vào cuộc mới đủ sức phát hiện tiêu cực ở những vụ việc hóc búa.

Mô hình thanh tra “có vấn đề”

ĐB Huỳnh Thành Lập (TP.HCM) nói ngay: “Mô hình thanh tra cấp sở đang có... vấn đề. Ngành nào, sở nào cũng có thanh tra nhưng vì sao ở đâu cũng có vấn đề bức xúc mà không giải quyết được? Vì sao đến khi báo chí, dư luận lên tiếng hoặc phát hiện thì thanh tra mới... thanh tra?”.

Điều nghịch lý này, theo ông Lập, là “thanh tra còn thiếu uy quyền, trách nhiệm chưa gắn với quyền hạn”. Để thanh tra thật sự có “uy quyền”, ông Lập đề xuất dứt khoát: “Phải qui định thật rõ và cụ thể trách nhiệm của thanh tra trong các lĩnh vực, cho phép thanh tra được chịu trách nhiệm về kết quả thanh tra của mình. Không thể để tình trạng thanh tra xong, có kết luận rồi lại còn phải chờ xem xét kiến nghị mới xử lý được”.

Theo qui trình hiện nay, thanh tra khi phát hiện tiêu cực chỉ có quyền “kiến nghị” hình thức xử lý, còn quyền xử lý đối tượng sai phạm thuộc về người đứng đầu các cấp hành chính. Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận lập luận: với vai trò tai mắt của cấp trên, thanh tra chỉ được phép “giúp” thủ trưởng cơ quan hành chính chứ không thể “làm thay” được. Việc có xử lý hay không đối với cán bộ sai phạm, ông thủ trưởng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm dù quyết định đó đúng hay sai. Trường hợp thanh tra không đồng tình, đã có cơ chế báo cáo lên Thủ tướng.

Xin đừng “ỉm” kết luận thanh tra, đừng gây “ấm ức thanh tra”

Dự luật qui định: cơ quan thanh tra có nhiệm vụ “chuyển hồ sơ về việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết nếu xét thấy có dấu hiệu tội phạm”.

Tổng thanh tra Quách Lê Thanh “mở ngoặc” thêm: “Chúng tôi không đòi quyền được khởi tố như một số người từng đề nghị mà chỉ mong khi chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra, cơ quan này nếu bác đi thì cũng phải nêu rõ lý lẽ”. Bởi thực tế, theo ông Thanh, không ít vụ việc đã bị “ỉm” đi hoặc bị làm lại từ đầu, rất phí công tốn sức anh em thanh tra.

 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên