08/05/2025 23:47 GMT+7

Trường đại học Ngoại thương quy đổi 100 điểm đánh giá năng lực HSA bằng 27 điểm

Trường đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng và Trường đại học Thương mại đã công bố công thức quy đổi điểm bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy về thang điểm 30.

đánh giá năng lực - Ảnh 1.

Trường đại học Ngoại thương vừa chính thức công bố thông tin tuyển sinh năm 2025 - Ảnh: FTU

Năm nay, Trường đại học Ngoại thương xét tuyển theo 4 phương thức, gồm xét tuyển có sử dụng kết quả học tập THPT (xét học bạ); xét tuyển có sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT; xét tuyển sử dụng chứng chỉ đánh giá năng lực trong nước và quốc tế; xét tuyển thẳng.

Với thí sinh sử dụng chứng chỉ đánh giá năng lực trong nước, nhà trường nhận hồ sơ xét tuyển của thí sinh có điểm bài thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức (kỳ thi HSA) đạt từ 100/150 điểm trở lên hoặc bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2025 (kỳ thi APT) đạt từ 850/1.200 điểm trở lên.

Điểm bài thi đánh giá năng lực của thí sinh khi xét tuyển được Trường đại học Ngoại thương dự kiến quy đổi về thang 30 theo công thức sau:

Điểm quy đổi về thang 30 của bài thi đánh giá năng lực HSA = 27 + (điểm đánh giá năng lực của thí sinh - 100)*3/50 + điểm ưu tiên và điểm cộng khu vực (nếu có).

Như vậy, nếu thí sinh không có điểm ưu tiên và điểm cộng khu vực, mức điểm quy đổi dự kiến như sau:

Điểm HSA thang 150100110120130140145150
Quy đổi thang 302727,228,228,829,429,730

Điểm quy đổi về thang 30 của đánh giá năng lực APT = 27 + (điểm đánh giá năng lực của thí sinh - 850)*3/350 + điểm ưu tiên và điểm cộng khu vực (nếu có).

Nếu thí sinh không có điểm ưu tiên và điểm cộng khu vực, mức điểm quy đổi dự kiến như sau:

Điểm APT thang 1.2008509009501.0001.0501.1001.1501.200
Quy đổi thang 302727,4227,8528,2828,7129,1429,5730

Trong trường hợp quy đổi điểm thi đánh giá năng lực HSA về thang điểm 40, Trường đại học Ngoại thương sẽ quy đổi theo công thức sau:

Điểm quy đổi = {[27 + (Điểm đánh giá năng lực của thí sinh - 100)3/50] + điểm ưu tiên và khu vực (nếu có)}*4/3.

Trước đó, Trường đại học Thương mại cũng công bố mức điểm xét tuyển với thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội (kỳ thi TSA) là 50/100 điểm và kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội là 80/150.

Điểm xét tuyển được Trường đại học Thương mại quy đổi về thang 30 theo công thức sau:

Điểm xét tuyển (tối đa bằng 30) = (tổng điểm bài thi đánh giá năng lực*30/150)*Ka + điểm ưu tiên (nếu có) + điểm thưởng (nếu có).

Điểm xét tuyển (tối đa bằng 30) = (tổng điểm bài thi đánh giá tư duy*30/100)*Kb + điểm ưu tiên (nếu có) + điểm thưởng (nếu có).

Trong đó, Ka và Kb là hệ số phản ánh sự chênh lệch về độ khó của bài thi/phân hóa trình độ thí sinh. Trường đại học Thương mại sẽ công bố hệ số Ka, Kb sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Tương tự, Học viện Ngân hàng cho biết nhận hồ sơ xét tuyển với thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực HSA từ 85/150 điểm trở lên.

Theo đó, điểm xét tuyển = điểm bài thi đánh giá năng lực HSA x 3 + điểm ưu tiên.

Học viện Ngân hàng quy đổi điểm bài thi đánh giá năng lực HSA cụ thể như sau:

đánh giá năng lực - Ảnh 2.

Trường đại học Ngoại thương quy đổi 100 điểm đánh giá năng lực HSA bằng 27 điểm - Ảnh 3.Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải việc phải quy đổi điểm xét tuyển

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, các cơ sở đào tạo nếu sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh cho một ngành thì phải quy đổi điểm được, nếu không quy đổi được thì không sử dụng nhiều phương thức.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên