30/04/2013 19:28 GMT+7

Trung lưu Trung Quốc khoái mác Mỹ

MINH ĐĂNG
MINH ĐĂNG

TTO - Chỉ một cái mác nhỏ xíu “made in USA” dán trên sản phẩm cũng có thể khiến giá trị của các món hàng tăng lên đáng kể, đặc biệt đúng với tầng lớp trung lưu ở các nước đang phát triển.

ljMIMjrN.jpgPhóng to

Lễ khai trương một cửa hàng KFC ở Bắc Kinh - Ảnh: Business Week

Với sự giúp sức từ thung lũng công nghệ Silicon, hàng hóa mác "made in USA" đến nay vẫn là một "chiếc vé thông hành" đặc biệt để tấn công vào các thị trường tiêu dùng. Facebook và Twitter trở thành đại sứ cho thương hiệu Mỹ, theo cách mà Ford Motor, GM và General Electric từng làm cách đây 50 năm.

Khi kinh tế Mỹ dần hồi phục, các công ty Mỹ đang được hưởng lợi từ sự thành công và bao phủ toàn cầu của các tập đoàn công nghệ Mỹ như Apple, Facebook và Google, theo ông Adamson - giám đốc điều hành Công ty xây dựng thương hiệu toàn cầu Landor Associates.

Một trong những thương hiệu mang tính biểu tượng nhất nước Mỹ là hãng sản xuất môtô lâu đời nhất thế giới Harley-Davidson. Trong khi có hằng hà sa số những công ty môtô sẵn sàng phục vụ khách hàng khắp thế giới, người ta luôn nghĩ chỉ mình Harley, duy nhất Harley tồn tại. Nhiều người tiêu dùng ở châu Âu, Mỹ Latin, thậm chí Trung Quốc chấp nhận trả mức giá đáng kể để sở hữu một chiếc "Hog" chính hiệu từ Hoa Kỳ. Trong sáu tháng đầu năm 2012, doanh số bán lẻ của Harley-Davidson tăng 16,5% tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương và tăng 58% ở Mỹ Latin.

Budweiser, General Motors, Tiffany, Jack Daniels, Levi’s hay những thương hiệu "nghe có vẻ Mỹ" khác luôn được đánh giá tốt hơn. Cùng kỳ, doanh số bán hàng của thương hiệu trang sức Tiffany tại Nhật tăng 13%. Trong hai quý vừa qua, Yum! - công ty mẹ của KFC và Pizza Hut, đã mở 328 nhà hàng ở Trung Quốc. "Các thương hiệu Mỹ đang làm cực kỳ tốt trên sân khách" - ông Fox cho biết.

Cách đây không lâu, Red Peak Group - một công ty tư vấn thương hiệu tại New York - đã bắt đầu nghiên cứu tên cho các sản phẩm mới ở Trung Quốc. Sau các cuộc khảo sát thị trường, họ phát hiện người tiêu dùng Trung Quốc ưa thích những thương hiệu "nghe có vẻ" Mỹ hơn những cái tên mang màu sắc Trung Hoa, theo giám đốc điều hành (CEO) James Fox.

Đến nay, sản phẩm mác "made in USA" vẫn nhận được thiện cảm nhiều hơn trên thị trường. Đặc biệt là đối với tầng lớp trung lưu đang nổi lên ở các nước đang phát triển như Brazil, Ấn Độ, Nga và Trung Quốc, giá trị Mỹ sẽ nâng cao vị thế thương hiệu, tăng lượng tiêu thụ mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Thực tế, thương hiệu danh giá nhất nước Mỹ chính là... nước Mỹ. Điều này đúng kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, khi châu Âu và Nhật Bản trong giai đoạn xây dựng lại thời hậu chiến.

"Made in USA" vẫn mang một thông điệp đặc biệt: chất lượng, độ tin cậy, an toàn, phong cách, tính năng cao và công nghệ tiên tiến của sản phẩm. Người tiêu dùng vẫn mang tâm lý rằng mua những sản phẩm này đồng nghĩa với việc chia sẻ "giấc mơ Mỹ".

Theo khảo sát của BCG’s Center for Consumer & Customer Insight, 80% người Mỹ chi nhiều tiền hơn để mua hàng Mỹ, trong khi 60% dân Trung Quốc thích làm tương tự, dù phân nửa trong số họ thừa nhận chất lượng món hàng là như nhau. Ước tính thị trường tiêu thụ Trung Quốc sẽ đạt hơn 6.000 tỉ USD vào năm 2020.

Nhãn hiệu Mỹ đã và đang giúp các thị trường bên ngoài tăng cường tập trung vào tự do hóa thương mại. Năm 2011, Tổng thống Obama đã thông qua 3 hiệp định thương mại tự do mà trước đây bị đình trệ với Panama, Colombia và Hàn Quốc. Trong bốn năm qua, giá trị xuất khẩu từ Mỹ tăng từ tỉ USD (tháng 12-2008) lên 183 tỉ USD (tháng 7-2012).

MINH ĐĂNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên