18/11/2003 09:23 GMT+7

"Tôi tin tỉ lệ oan sai sẽ giảm"

ĐOAN TRANG thực hiện
ĐOAN TRANG thực hiện

TT (Hà Nội) - “Oan sai trong tố tụng hiện nay còn chiếm tỉ lệ tương đối lớn. Nói đến oan sai là xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, nên dù ít dù nhiều cũng là điều không nên. Vấn đề bây giờ là tìm ra nguyên nhân và giải pháp để khắc phục” - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Uông Chu Lưu đã nói với Tuổi Trẻ như vậy bên hành lang Quốc hội chiều 17-11. Ông nói:

nBqx7SCM.jpgPhóng to
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Uông Chu Lưu
TT (Hà Nội) - “Oan sai trong tố tụng hiện nay còn chiếm tỉ lệ tương đối lớn. Nói đến oan sai là xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, nên dù ít dù nhiều cũng là điều không nên. Vấn đề bây giờ là tìm ra nguyên nhân và giải pháp để khắc phục” - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Uông Chu Lưu đã nói với Tuổi Trẻ như vậy bên hành lang Quốc hội chiều 17-11. Ông nói:

- Về khách quan, tôi cho rằng có những yếu tố của hệ thống pháp luật trong thời kỳ chuyển đổi chưa được đồng bộ, đầy đủ và có hệ thống nên việc vận dụng pháp luật có nhiều chỗ không bảo đảm sự thống nhất. Ví dụ như luật ban hành có tính chất khung nên rất cần việc ban hành nhiều văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành, nhưng việc ban hành các văn bản qui định chi tiết đó còn chậm.

Chính điều này dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất và có thể có trường hợp dẫn đến oan sai khi tiến hành điều tra truy tố xét xử. Hoặc như các tội trong Bộ luật hình sự, nhất là tội phạm về kinh tế, về môi trường, các tội vi phạm trật tự an toàn công cộng... đều nêu được các dấu hiệu cấu thành tội phạm, nhưng yếu tố định lượng, định khung thì đang còn dành cho các cơ quan có thẩm quyền để qui định chi tiết hướng dẫn cho các cơ quan tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra.

Mà việc ban hành các qui định chi tiết vẫn rất chậm. Hai nữa là số lượng các loại tội phạm, trong đó có các hành vi phạm tội mới, có những tội phạm trước đây chưa xuất hiện như hacker chẳng hạn, trong vấn đề hội nhập, nhất là những loại tội phạm có tính chất xuyên quốc gia đã bắt đầu xuất hiện ở nước ta. Những điều này gây khó khăn và chính chúng ta khi xử lý cũng lúng túng trong việc áp dụng.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ cơ quan tiến hành tố tụng, kể cả cơ quan điều tra, cơ quan kiểm sát, cơ quan tòa án đều thiếu về số lượng và trình độ cán bộ dù có được nâng lên nhưng vẫn còn một bộ phận chưa được chuẩn bị đầy đủ.

Về chủ quan, còn có một bộ phận những người thực hiện không đúng qui định pháp luật về thời gian, về các thủ tục, vi phạm các qui định trong quá trình điều tra truy tố xét xử... dẫn đến oan sai, nhất là trong khâu thu thập chứng cứ, trong quá trình làm các kết luận điều tra, bản luận tội... Chứng cứ chưa thu thập một cách toàn diện, đầy đủ, khách quan, cũng có thể bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội. Và đương nhiên không loại trừ khả năng tiêu cực.

* Đã có bao nhiêu cán bộ phải bồi thường vì gây ra án oan sai, thưa bộ trưởng?

- Theo nghị quyết 388 của ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về bồi thường cho người bị oan, do người có thẩm quyền của các cơ quan tố tụng hình sự gây ra mới triển khai thi hành được hơn một năm, chúng tôi chưa có điều kiện để có số liệu thống kê lại cho đầy đủ. Nhưng hằng năm đều có. Điều này phải qua bộ phận thống kê của các cơ quan tiến hành tố tụng như viện kiểm sát, tòa án... Có một số vụ oan sai, căn cứ tinh thần nghị quyết của UBTVQH đã phải bồi thường cho dân về các phương diện: tinh thần, vật chất và những quyền lợi khác nếu có. Có vụ Nhà nước phải bỏ tiền ra đền bù cho dân và khôi phục quyền lợi cho họ.

Đối với những cán bộ gây ra án oan sai phải được làm rõ trách nhiệm. Nếu cố ý gây oan sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn nếu cán bộ gây oan do không có trình độ cũng phải kiểm điểm nghiêm túc, nếu vi phạm nhiều có thể đề nghị không tuyển chọn hoặc miễn nhiệm chức danh.

* Bao giờ mới hết án oan sai, thưa bộ trưởng?

- Tôi nghĩ với việc ban hành pháp luật của Quốc hội như thế này, việc ban hành nghị quyết 388 của UBTVQH, cùng với các chỉ đạo và nhiều biện pháp hành chính khác, tôi tin rằng tỉ lệ án oan sai ngày càng giảm đi. Đặc biệt, nghị quyết 388 rất quan trọng vì nhằm hai mục tiêu: thứ nhất, để nói rằng gây oan cho dân, cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường; hai nữa là ngăn ngừa, đề cao trách nhiệm của người tham gia tố tụng trước dân.

ĐOAN TRANG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên