Ông Hai Tân và những bài học để lạiNhớ lời ông Trần Trọng Tân: Báo chí phải chân thực, chính xácNguyên trưởng Ban Tư tưởng văn hóa trung ương Trần Trọng Tân qua đời
Phóng to |
Ông Trần Trọng Tân thăm hỏi và dặn dò thiếu nhi luôn phát huy truyền thống của cha ông đi trước, trong lễ kỷ niệm 68 năm ngày Nam kỳ khởi nghĩa (22-11-2008) tại TTVH huyện Hóc Môn, TP.HCM - Ảnh: Hoàng Thạch Vân |
Sáng 7-8-2014, lễ truy điệu và tiễn đưa ông Trần Trọng Tân, chú Hai Tân, “người chiến sĩ cộng sản kiên trung, một tượng đài trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng” (lời của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ghi trong sổ tang - PV) đã diễn ra trang nghiêm và ấm áp tại nhà tang lễ TP.HCM giữa gia đình và các đồng chí, đồng đội của ông.
Ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy TP.HCM, trưởng ban tổ chức lễ tang, đọc điếu văn trong sự xúc động nghẹn ngào.
Ông nhắc: “Nhớ về anh Hai Tân, chú Hai Tân, chúng ta nhớ về một người anh, người chú nhân hậu với nụ cười tươi trẻ, rạng rỡ, luôn bừng sáng”.
Tổng kết cuộc đời ông Hai Tân, ông khẳng định: “88 năm tuổi đời, hơn 70 năm hoạt động cách mạng, 68 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, đồng chí Trần Trọng Tân gắn trọn đời mình với con đường đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân”.
Cuộc đời cách mạng nhiều thác ghềnh thử thách, những năm tháng tù ngục nơi địa ngục trần gian của ông Hai Tân cũng được nhắc lại với câu chuyện cùng người bạn chiến đấu thân thiết Tư Ánh - Trần Bạch Đằng: một lần bàn chuyện hoạt động, ông Tư Ánh bảo: “Cỡ tụi mình lâm trận là chết bỏ”.
Tháng 11-1969, bị bắt, bị tra tấn, qua các địa ngục trần gian của tổng nha cảnh sát, khám Chí Hòa, Côn Đảo, ông Hai Tân viết bài thơ gửi bạn: Mình đang lâm trận ông Tư ơi/ Chết bỏ! Lời ông nhớ lại rồi/Ông cứ vững lòng tin ở bạn/ Thiệt vàng thử lửa sáng ngời thôi!
Luôn giữ trọn lòng tin với Đảng, ông Hai Tân đi trọn con đường mình đã chọn từ năm lên 10 tuổi, trải dài những hoạt động sôi nổi, phong phú của đời mình trên khắp đất nước VN và cả nước ngoài, luôn gắn bó với công tác tuyên giáo.
Ông Lê Thanh Hải nhắc lại một lời tâm sự của ông Hai Tân, bộc bạch nhưng lại như một lời yêu cầu với những người làm tuyên giáo: “Làm công việc này buộc mình phải học, phải nâng cao hiểu biết trên nhiều mặt, phải tu dưỡng về nhân cách, đạo đức, lối sống, cố làm sao để nói cho người ta muốn nghe, viết mà người ta muốn đọc, để qua đó mà người ta tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Được như vậy là rất vui”.
Hai ngày tang lễ, hàng trăm đoàn và rất nhiều cá nhân đã đến viếng tang. Sáng 7-8, hàng trăm người cũng đã đến đưa tiễn ông Hai Tân về nơi yên nghỉ tại nghĩa trang thành phố, quận Thủ Đức.
Nghẹn lời cảm ơn những người đã đến chia sẻ, ông Trần Trọng Châu, con trưởng của ông Hai Tân, nói lời tiễn biệt: “Không thể nói hết những tấm gương, những tình cảm ba dành cho chúng con. Nhớ đến ba là chúng con nhớ đến tấm lòng nhân hậu, đức tính khiêm tốn, giản dị, chân thành với bạn bè, đồng chí. Nhớ đến ba là chúng con nhớ đến tấm gương tự học, tự rèn luyện để vươn lên và nhớ đến tấm gương luôn làm việc, suy nghĩ từ việc lớn đến việc nhỏ...”.
Để lại những tấm gương, bài học ấy, ông Hai Tân - Trần Trọng Tân ra đi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận