11/09/2003 16:23 GMT+7

Phim VCD về chân dung nhà văn: Một gợi ý cho ngành giáo dục

Theo Lao Động
Theo Lao Động

Năm học mới 2003 bắt đầu là thời điểm để Hãng phim Hội Nhà văn VN tung ra sáng kiến: In thành đĩa VCD loạt phim về chân dung các nhà văn VN có tác phẩm được giảng dạy trong nhà trường.

Wz0ZmgIa.jpgPhóng to

"Mật mã 1789" - phim tái hiện một thời cầm bút trong kháng chiến của các nhà văn Nam Cao, Tô Hoài...

Năm học mới 2003 bắt đầu là thời điểm để Hãng phim Hội Nhà văn VN tung ra sáng kiến: In thành đĩa VCD loạt phim về chân dung các nhà văn VN có tác phẩm được giảng dạy trong nhà trường.

Tính đến nay, Hãng đã cho ra đời được gần 50 bộ phim về chân dung các nhà văn (gồm các nhà văn đang còn hay đã mất, hội viên lẫn không hội viên HNV). Một con số không hẳn nhiều, tuy nhiên, đó cũng có thể coi là một nguồn tư liệu chính thống khá dồi dào mà nếu chỉ để chiếu thấp thoáng trong các chương trình văn học nghệ thuật trên HTV hay VTV - vốn không được ưu tiên giờ phát sóng thuận lợi - rồi lại đem cất vào kho thì quả là phí.

Trong khi đó, nếu tạo điều kiện, những sản phẩm VCD này sẽ trở thành một "giáo cụ" có tính trợ giảng hiệu quả cho các giáo viên dạy văn cũng như thêm một dạng tài liệu tham khảo bổ ích (mà không gây phản cảm, áp đặt như dạng sách "văn mẫu") cho học sinh.

Theo ông Lê Hoàng Hải - Giám đốc Công ty thiết bị giáo dục 1 thì: Năng lực đáp ứng hình thức trợ giảng bằng công nghệ nghe nhìn này đáng mừng là đã có thể đủ sức đạt được đến gần 80% trên tổng số các trường trong cả nước. 14.500 trường tiểu học, khoảng 8.500 trường THCS, thêm 1.500 trường THPT - tổng số trường hiện có ấy ở nước ta thực sự là một thị trường giàu tiềm năng. Nhưng để chiếm lĩnh được nó không dễ. Thực tế cho thấy: Nguồn phim về chân dung các nhà văn VN, nhất là những nhà văn có tác phẩm được giảng dạy trong nhà trường hiện có của Hãng phim HNV chắc chắn chưa đủ sức đáp ứng yêu cầu.

Bởi lẽ, phim trước nay đã được làm ra không hề có sự chuẩn bị cho bước hợp tác này nên không có được những thoả thuận cần thiết của bên "đặt hàng" trong sự gắn kết với nội dung chương trình và mục đích đào tạo. Sự hợp tác chỉ thực sự có được hiệu quả khi có những "đơn đặt hàng" từ Bộ GD & ĐT và Công ty thiết bị trường học. Ngoài ra, yêu cầu về tính khách quan và xác thực của tư liệu - khi được đưa vào một mảnh đất nhạy cảm như học đường cũng là một điều cần thận trọng. Theo ông Hà Phạm Phú, bắt đầu từ tháng 1 năm nay, Hãng đã ký được một hợp đồng hợp tác với VTV 1, theo đó, sẽ nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ nhà đài về người và thiết bị.

Đồng thời, một hợp đồng đáng kể khác cũng đã được ký với các nhà làm phim Trung Quốc cho dự định làm một bộ phim truyện truyền hình dài tập về đại thi hào Nguyễn Du.

Với sản phẩm VCD nói trên, vì vậy, cũng cần thiết phải có được một cái bắt tay giữa Hãng và ngành giáo dục trong mối tương quan nhà sản xuấtbên đặt hàng thì lúc đó, mọi lợi thế của hình thức trợ giảng này may ra mới có thể tìm được điểm đáp.

Theo Lao Động
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên