28/10/2003 19:44 GMT+7

Quảng cáo trong các chương trình ca nhạc: Nghệ thuật đang bị lấn sân

Theo TT&VH
Theo TT&VH

Với chi phí 200 - 500 triệu/ chương trình ca nhạc, chẳng có nhà tổ chức nào tự bỏ tiền túi làm chương trình, mà hầu hết dựa vào các nguồn tài trợ. Âm nhạc là loại hình giải trí hấp dẫn khán giả nên các nhà tài trợ cũng không tiếc tiền đầu tư cho hoạt động này. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, do người ta đặt mục tiêu quảng cáo lên trên hết nên nghệ thuật bị lấn sân một cách thảm hại ở chính "thánh đường" của mình.

RbHVYxY9.jpgPhóng to
Tên các nhà tài trợ luôn ở những vị trí dễ gây ấn tượng - Ảnh: T. T. D.
Với chi phí 200 - 500 triệu/ chương trình ca nhạc, chẳng có nhà tổ chức nào tự bỏ tiền túi làm chương trình, mà hầu hết dựa vào các nguồn tài trợ. Âm nhạc là loại hình giải trí hấp dẫn khán giả nên các nhà tài trợ cũng không tiếc tiền đầu tư cho hoạt động này. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, do người ta đặt mục tiêu quảng cáo lên trên hết nên nghệ thuật bị lấn sân một cách thảm hại ở chính "thánh đường" của mình.

Nghệ thuật bị bán giá rẻ

Một bầu sô ở Hà Nội đã giải nghệ sau khi tổ chức một vài chương trình ca nhạc - thời trang quy mô nhỏ. Do hợp đồng không chặt chẽ nên ở mục cát-sê ca sĩ, nhà tài trợ lại trả bằng hiện vật, gồm những loại mỹ phẩm nội địa không được các người mẫu, ca sĩ ưa chuộng. Xô xát xảy ra, và bầu sô phải bỏ tiền túi để trả thù lao biểu diễn.

Trường hợp trên bầu sô có thể xem là người "bị hại" nhưng ở phần lớn các trường hợp khác thì nạn nhân lại là chính khán giả.

Vụ băng vệ sinh Kotex bị khán giả mua "đổi vé" xem chương trình Hoa hậu học đường ném bừa bãi quanh khi biểu diễn ở TP. Huế; hay trong một "sân chơi" dành cho giới trẻ trên truyền hình mới đây, biển hiệu Kotex được dựng làm phông nền cho các giọng ca trẻ biểu diễn, và Ban giám khảo chính là khán giả xem truyền hình với "quyền lợi" là được bình chọn giọng ca mình yêu thích theo số điện thoại của Nhà đài.

Nhưng trên thực tế, người được "lợi" không phải là khán giả đã bỏ tiền thật để nghe giọng hát "nhép" khi nhà tài trợ, quảng cáo và đơn vị tổ chức đã biến nghệ thuật thành những cuộc kinh doanh hai bên cùng có lợi. Việc phục vụ khán giả ở nhiều chương trình chỉ là tấm lá chắn cho những cuộc kinh doanh kiếm lời.

Hầu hết các chương trình ca nhạc (cả trên truyền hình) đều trương tên các nhà tài trợ ở những vị trí dễ thấy, dễ gây ấn tượng. Thậm chí, thay bằng thiết kế mỹ thuật để tạo một không gian ấn tượng cho ca sĩ biểu diễn, người ta chỉ trương mỗi biển hiệu tên nhà tài trợ khiến người xem nhầm tưởng chương trình được tổ chức hát mừng lễ kỷ niệm công ty A, B.

Live show "Trần Thu Hà - Sắc màu" được VTV truyền hình trực tiếp vào tháng 9.2003 là một ví dụ. Cả sân khấu chỉ có dòng chữ Nestcafe Ice hoành tráng nằm ở chính giữa sân khấu và 4 bảng đều của Nestcafe Ice đặt trang trọng ở 4 vị trí dễ nhìn nhất.

Khó chịu nhất vẫn là cách xen ngang quảng cáo một cách vô duyên của các nhà tài trợ. Trong chương trình biểu diễn thời trang kỷ niệm 10 năm thành lập nhóm Hoa học đường tại TPHCM, khán giả bị tra tấn bởi màn múa techno trên nền bài hát "You are my sunsilk" với hình ảnh cô gái tóc rối bù, sau nhờ cầm chai nước gội đầu nên tóc trở nên óng mượt. Màn múa này lặp lại nhiều lần, kéo dài và còn được lặp lại trong chương trình của ca sĩ trẻ Điền Thái Toàn, chỉ khác ở chỗ nhóm múa không cầm chai nước gội đầu.

Không chỉ vậy, các nhà tài trợ còn can thiệp vào việc nâng giá cát-sê ca sĩ, tạo ra những huyễn tưởng về "sao" ở một số ca sĩ trẻ. Hệ quả của việc leo thang cát-sê ca sĩ thời gian qua được chính các nhà quản lý khẳng định bằng công thức: nhà tài trợ + ông bầu + ca sĩ.

Chẳng ai biết ông bầu đã nhận được từ nhà tài trợ bao nhiêu tiền, trong khi nhà tài trợ yêu cầu ông bầu phải mời được ca sĩ A, B tham gia chương trình và để thuyết phục ca sĩ A bỏ chương trình của bầu khác thì việc nâng cát-sê cho ca sĩ A từ 5 triệu lên 20 triệu cũng không ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà tổ chức vì số tiền này đã được nhà tài trợ lượng trước. Sự ưu ái thái quá của nhà tài trợ đối với một số ca sĩ nhằm mục đích câu khán giả để "phổ cập thương hiệu trong quần chúng đã dẫn đến bệnh "ngôi sao" và sự lũng đoạn của một số "sao" trong giới ca sĩ.

Cần chặn lại sự thương mại hoá nghệ thuật đang ở mức báo động

NSND Lê Tiến Thọ, Thứ trưởng Bộ VH-TT khẳng định: "Xem mấy live show của các ca sĩ được truyền hình trực tiếp gần đây thấy buồn cho sự định hướng của các cơ quan thông tin đại chúng. Tài năng của ca sĩ chỉ 4 - 5 nhưng lại chất lên người họ 8 - 9, thậm chí 10 lần khiến các ca sĩ phải gồng mình để thể hiện trong thời lượng hơn 1 tiếng đồng hồ, trong khi có thể đưa những chương trình khác có tính giáo dục, thẩm mỹ cao hơn.

Chất lượng nghệ thuật yếu, không tạo được yếu tố thẩm mỹ cho người nghe, người xem và cái còn tồn tại sau mỗi live show là các bảng hiệu quảng cáo "gọi danh" các nhà tài trợ treo đầy trên sân khấu. Đã đến lúc cần nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề này. Phải có giải pháp để tạo ra sự cộng hưởng giữa nhà tài trợ với những người làm nghệ thuật".

Tại điều 13, chương I Nghị định 24/ 2003 Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo có ghi rõ: "Sản phẩm quảng cáo trong các cuộc liên hoan, hội nghị, hội thảo, trình diễn nghệ thuật... không được treo, đặt, dựng ngang bằng hoặc cao hơn biểu trưng (logo) hoặc tên của các chương trình đó; khổ chữ thể hiện trên sản phẩm quảng cáo phải nhỏ hơn khổ chữ tên các chương trình". Nếu áp dụng đúng luật thì có đến quá nửa chương trình ca nhạc hiện nay tôn vinh quá mức nhà tài trợ, làm trái quy định của Pháp lệnh Quảng cáo.

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, huy động nhiều nguồn lực tham gia vào lĩnh vực tổ chức biểu diễn nghệ thuật là điều cần khuyến khích nhưng tất cả đều phải đúng luật và có giới hạn. Sẽ chẳng có nhà tài trợ nào dám làm quá giới hạn luật cho phép nếu các nhà tổ chức nghệ thuật không bật đèn xanh, tạo tiền lệ để họ lấy đó làm bàn đạp lấn sân nghệ thuật. Nếu chương trình nghệ thuật thực sự hấp dẫn thì các thương hiệu quảng cáo trong chương trình dù đứng ở vị trí khiêm tốn cũng được "thơm lây" và "cất cánh" theo.

Và như vậy, cơ quan quản lý cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, xử phạt nghiêm những đơn vị vi phạm pháp lệnh quảng cáo nghệ thuật để chặn lại sự thương mại hoá nghệ thuật đã ở mức báo động như hiện nay.

Theo TT&VH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên