28/04/2025 14:45 GMT+7

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam: chú trọng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

TUỆ LINH
và 1 tác giả khác

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) xác định 'tăng trưởng xanh' là chiến lược cốt lõi để đạt được phát triển bền vững.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - Ảnh 1.

Công nhân là đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang đang khai thác cao su ở Tổng công ty Cao su Đồng Nai - Ảnh: VRG

Chiến lược này không chỉ giúp VRG nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn đóng góp tích cực vào bảo vệ môi trường và thực hiện trách nhiệm xã hội.

Đặt môi trường và con người làm trung tâm

Ngay từ rất sớm, VRG đã xác định: Phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng sống của người lao động cũng như cộng đồng địa phương.

Tập đoàn thường xuyên rà soát, cập nhật và thực thi các quy chuẩn môi trường trong sản xuất và chế biến, áp dụng công nghệ sạch, xử lý triệt để nước thải, khí thải tại các nhà máy và từng bước đầu tư vào năng lượng tái tạo nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Tập đoàn hiện đang quản lý 115 công ty (gồm 99 công ty con và 16 công ty liên kết). Trong 99 công ty con có 63 công ty trồng cao su với tổng diện tích là 379.465,16 ha, trong đó, cao su trong nước chiếm 70,12%, nước ngoài (Campuchia, Lào) chiếm 29,88%. Tập đoàn có 16 công ty chế biến gỗ, 11 công ty khu công nghiệp, 15 công ty công nghiệp - dịch vụ và ngành khác.

Tập đoàn hiện đang đầu tư vào 5 lĩnh vực kinh doanh chính, gồm: Trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến và kinh doanh cao su; chế biến gỗ; sản phẩm công nghiệp cao su; đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tập đoàn đang mở rộng thêm ngành nghề thứ 6 là năng lượng tái tạo.

Năm 2024, tổng doanh thu toàn tập đoàn đạt 26.307 tỉ đồng, đạt 105,2% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế 4.450 tỉ đồng, đạt 108,4% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế 3.746 tỉ đồng, đạt 109% kế hoạch; nộp ngân sách 6.100 tỉ đồng, cao hơn kế hoạch 54%. Các đơn vị thành viên đã duy trì việc làm ổn định cho 81.013 lao động, với đầy đủ các chế độ, chính sách.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - Ảnh 2.

Rừng cây cao su - Ảnh: VRG

Lan tỏa giá trị bền vững

Sau quá trình triển khai các hoạt động tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, toàn tập đoàn có 35 công ty thành viên đã xây dựng phương án quản lý rừng bền vững với 287.982,20 ha đáp ứng theo quy định về quản lý rừng bền vững.

17 thành viên được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế (VFCS/PEFC-FM) với 121.124,91 ha rừng cao su. 39 nhà máy (chế biến cao su thiên nhiên, chế biến gỗ và sản phẩm công nghiệp cao su) được cấp chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm PEFC-CoC. Năm 2024, toàn tập đoàn tiêu thụ 80.696,30 tấn mủ và 4.878,72 ha cao su thanh lý có chứng chỉ.

Từ năm 2019, tập đoàn đã tích cực triển khai thực hiện việc chứng nhận doanh nghiệp bền vững do Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam đánh giá, xếp hạng và công bố hàng năm. Kết quả, các công ty thành viên luôn đạt thứ hạng cao, có từ 14 - 18 công ty nằm trong top 100 và 1 công ty duy trì trong Top 10. Năm 2024, tập đoàn có 14 công ty thành viên đạt trong top 100 và 1 công ty trong top 10 là Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh.

Toàn tập đoàn có 36 công ty đạt ISO 14001:2015; 55 hệ thống xử lý nước thải đạt cột A Quy chuẩn Việt Nam (trong đó, có 7 hệ thống đạt tương đương cột A Quy chuẩn Việt Nam đo theo tiêu chuẩn của Campuchia), 35 hệ thống quan trắc tự động.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - Ảnh 3.

Công ty CP Cao su Chư Sê Kampong Thom (đơn vị thành viên của VRG đầu tư tại Campuchia) và Tập đoàn Sailun ký kết hợp đồng mua bán mủ cao su đáp ứng quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) chiều 3-12-2024 - Ảnh: VRG

Tập đoàn đã lắp 28 hệ thống lò đốt biomass thay thế lò đốt dầu DO (nhằm tận dụng phụ phẩm gỗ, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường) với công suất sinh hơi của 28 hệ thống sấy chuyển đổi nhiên liệu sang biomass là trên 105 tấn hơi/giờ, nâng tổng số hệ thống nồi hơi công nghiệp sử dụng nhiên liệu biomass trong tập đoàn lên 58 hệ thống (nhà máy gỗ, công nghiệp cao su, chế biến cao su...). 

Công tác chuyển đổi cấp nhiệt các hệ thống sấy đã làm lợi cho tập đoàn hơn 94,9 tỉ đồng, giảm phát thải khí nhà kính từ nhiên liệu hóa thạch tương đương 53.627,9 tấn CO2 quy đổi.

11 đơn vị thành viên đầu tư hợp tác thương mại sản xuất điện năng lượng mặt trời áp mái tại các nhà máy với tổng công suất lắp đặt là 11.203,61 KWp. Ước tính sản lượng điện mặt trời sản xuất năm 2024 là 12,3 triệu KWh, đem lại doanh thu 7,75 tỉ đồng (tương đương giảm phát thải 8,32 tấn CO2/năm).

Trong năm 2024, tập đoàn xây dựng lộ trình thích ứng với Quy định chống phá rừng của Liên minh Châu Âu (EUDR). Việc thực hiện ngay các hoạt động để thích ứng với quy định này nhằm tránh ảnh hưởng tới việc xuất khẩu cao su sang thị trường EU nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung. Tuy EUDR chưa hiệu lực, nhưng nhiều khách hàng đã liên hệ các công ty thành viên để cung cấp mủ cao su thích ứng EUDR.

Để tiến tới lộ trình tham gia thị trường các-bon, tập đoàn xác định bước đầu cần xây dựng công cụ kiểm kê khí nhà kính, để áp dụng trong toàn ngành nhằm dự tính được tổng lượng phát thải (dấu chân các-bon), tìm kiếm cơ hội giảm phát thải, đồng thời tiến đến tính toán lượng hấp thụ các-bon của rừng cây cao su. Tháng 12-2024, tập đoàn đã ban hành hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính cho các đơn vị thành viên.

Năm 2025, VRG xác định tiếp tục phát triển trên nền tảng 3 trụ cột: Kinh tế - môi trường - xã hội; thực hiện tốt chương trình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, phát triển có trách nhiệm với xã hội; Tiếp tục nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Kết hợp hài hòa phát triển kinh tế với nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội, an ninh chính trị và an ninh quốc phòng trong phạm vi tổ chức sản xuất của tập đoàn.

Những nỗ lực này không chỉ giúp VRG củng cố vị thế trên thị trường mà còn đóng góp quan trọng vào mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, hướng tới một nền kinh tế xanh và thân thiện với môi trường.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam: Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững là chiến lược chủ đạo - Ảnh 4.

Công nhân chế biến cao su - Ảnh: VRG

Trong quá trình hoạt động, VRG đã có nhiều nổi bật trong công cuộc phát triển bền vững, gắn liền với 3 trụ cột: Phát triển kinh tế - trách nhiệm với cộng đồng và xã hội - bảo vệ môi trường.

Với nền tảng là một doanh nghiệp gắn bó mật thiết với đất, với rừng, với con người, VRG cam kết tiếp tục xung kích trong hành trình chuyển đổi xanh của ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến Việt Nam.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên