Tân thủ hiến Greenland: ‘Mỹ sẽ không có được hòn đảo này’

Tân thủ hiến Greenland khẳng định hòn đảo sẽ tự quyết định tương lai của mình và không trở thành một phần lãnh thổ Mỹ, bác bỏ các tuyên bố trước đó của Tổng thống Trump.

Greenland - Ảnh 1.

Tân thủ hiến Greenland Jens-Frederik Nielsen cùng người biểu tình tại Nuuk ngày 15-3 với khẩu hiệu "Greenland thuộc về người dân Greenland" - Ảnh: REUTERS

"Mỹ sẽ không có được Greenland"

Theo Reuters, ngày 30-3 (giờ địa phương), tân thủ hiến Greenland Jens-Frederik Nielsen tuyên bố: "Tổng thống Donald Trump nói Mỹ sẽ có Greenland. Tôi xin khẳng định: Mỹ sẽ không có được Greenland. Chúng tôi không thuộc về ai cả. Chúng tôi sẽ tự quyết định tương lai của mình".

Trước đó, Tổng thống Trump đã trả lời phỏng vấn với Đài NBC rằng ông đã có những cuộc trao đổi thực sự về việc sáp nhập Greenland. Ông chủ Nhà Trắng khẳng định: "Chúng tôi sẽ có Greenland. Vâng, chắc chắn 100% là vậy".

Ông Trump cũng tuyên bố sẽ loại trừ phương án sử dụng vũ lực để sáp nhập được Greenland và quân đội Mỹ sẽ tiếp tục kế hoạch tiếp quản Greenland.

"Có khả năng cao là chúng tôi có thể thực hiện được điều đó mà không cần vũ lực", ông Trump nói, nhưng bổ sung rằng "tôi không loại trừ bất kỳ phương án nào". Ông Trump cũng nhấn mạnh "cần Greenland vì an toàn và an ninh quốc tế".

Khi được hỏi ông cho rằng Washington sẽ gửi đi thông điệp gì tới Nga và phần còn lại của thế giới nếu tiến hành tiếp nhận Greenland, Tổng thống Mỹ đáp: “Tôi không nghĩ nhiều về điều đó. Tôi không quá quan tâm. Greenland là một thực thể riêng biệt, rất khác với Ukraine. Đó là vấn đề về hòa bình, an ninh và sức mạnh quốc tế".

Ông nói thêm: “Tàu thuyền từ Nga, Trung Quốc và nhiều nơi khác vẫn thường xuyên đi ngang qua Greenland. Chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ điều gì xảy ra có thể gây tổn hại đến thế giới cũng như nước Mỹ".

Bên cạnh đó diễn biến khiến quan hệ giữa Mỹ với Đan Mạch và Greenland thêm phần căng thẳng là khi Phó tổng thống Mỹ JD Vance đến thăm đảo này vào ngày 28-3. Ông Vance đã chỉ trích Đan Mạch chưa làm tốt công việc và chưa đầu tư đủ cho người dân hòn đảo.

Tân thủ hiến Greenland: ‘Mỹ sẽ không có được hòn đảo này’ - Ảnh 3.

Vị trí chiến lược của Greenland - Ảnh: ALJAZEERA

Liệu ông Trump có 100% lấy được Greenland?

Greenland là hòn đảo rộng lớn trên Đại Tây Dương, là lãnh thổ tự trị của Đan Mạch, có quyền tự chủ từ năm 1979. Hòn đảo có dân số gần 57.000 người và diện tích khoảng 2,16 triệu km2, nằm trên tuyến đường ngắn nhất từ Bắc Mỹ tới châu Âu. Hòn đảo có nguồn khoáng sản dồi dào, phần lớn chưa được khai thác.

Trong vài tháng qua, ông Trump liên tục bày tỏ mong muốn sáp nhập hòn đảo vào Mỹ. Những tuyên bố của tổng thống Mỹ đã vấp phải phản ứng giận dữ từ Copenhagen.

Tuy nhiên về mặt lý thuyết, Greenland được bảo vệ bởi Điều 5 của Hiệp ước NATO nhưng sẽ khó viện dẫn điều luật này vì một đồng minh NATO không thể viện dẫn để chống lại một đồng minh khác. 

Cần sự nhất trí của tất cả 32 quốc gia thành viên. Ngay cả khi chỉ một thành viên phản đối, sẽ không có biện pháp nào có thể được thực hiện. Trong trường hợp Greenland viện dẫn, chắc chắn Mỹ sẽ phản đối.

Bên cạnh đó Đan Mạch cũng không thể bảo vệ Greenland bằng cách viện dẫn Điều 42.7 của Hiệp ước EU để nhận sự hỗ trợ quân sự từ các quốc gia EU, vì Greenland không còn là một phần của EU (Liên minh châu Âu) kể từ năm 1985, theo Viện Brexit.

Ứng viên tiến sĩ tại khoa luật và chính phủ thuộc Đại học Dublin City Federica Fazio cho biết việc Mỹ sáp nhập Greenland hoàn toàn có thể xảy ra, tuy nhiên sẽ gặp những khó khăn khi đối diện với quyết tâm của chính quyền Greenland và người dân tại hòn đảo.

"Không một thành viên nào trong cơ quan lập pháp Greenland muốn trở thành người Mỹ", đồng thời "hiện nay chỉ có 6% người dân đảo Greenland muốn trở thành người Mỹ thay vì làm người Đan Mạch", ông Rasmus Jarlov - nghị sĩ Đan Mạch kiêm chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Quốc hội Đan Mạch - viết trên mạng xã hội X ngày 24-3.

Việc tranh giành Greenland sẽ gây ra những hậu quả sâu sắc cho NATO là chia rẽ trong liên minh và làm xói mòn lòng tin giữa các thành viên.

Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen tuyên bố rằng những hành động của ông Trump không phù hợp với một đồng minh thân cận và chỉ làm “gia tăng căng thẳng”, đồng thời cáo buộc ông Trump đã đi “quá xa”.

Nghị sĩ Đan Mạch và Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Rasmus Jarlov đã cảnh báo rằng tham vọng sáp nhập hòn đảo của Mỹ có thể sẽ dẫn đến một cuộc chiến giữa các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tân thủ hiến Greenland: ‘Mỹ sẽ không có được hòn đảo này’ - Ảnh 5.'Người dân Greenland không muốn trở thành người Mỹ'

Lãnh đạo Greenland Mute Egede khẳng định người dân hòn đảo không muốn trở thành người Đan Mạch hay người Mỹ, và sẽ tự quyết tương lai của mình trước phát biểu về quyết tâm sáp nhập hòn đảo của ông Trump tại Quốc hội Mỹ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên