
Chờ khám bệnh tại một bệnh viện ở TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Tuy nhiên bác sĩ thăm khám, lắng nghe người nhà bệnh nhân và giải thích dựa trên kiến thức y khoa. Trong trường hợp mong muốn của người nhà bệnh nhân không hợp lý thì bác sĩ nên:
1. Giải thích vì sao xét nghiệm đó chưa cần thiết hoặc không phù hợp một cách đơn giản, dễ hiểu.
Ví dụ: Bé vào viện vì kém ăn, người nhà gặp bác sĩ nói: "Bác sĩ cho bé xét nghiệm máu tổng quát luôn đi, để biết có thiếu chất gì không?".
Bác sĩ nói: "Tôi hiểu chị lo lắng về tình trạng dinh dưỡng của bé. Tuy nhiên, hiện tại bé không có dấu hiệu thiếu các chất dinh dưỡng. Nếu cháu có thiếu chất gì thì biểu hiện sụt cân, da xanh xao, rụng tóc nhiều, móng tay biến đổi bất thường.
Việc lấy máu không cần thiết vào lúc này, vì có thể làm bé đau mà chưa đem lại thông tin có ích. Nếu sau này bé có dấu hiệu nghi ngờ thiếu chất dinh dưỡng, chúng tôi sẽ xem xét cho xét nghiệm phù hợp. Tôi khám thấy bé bị viêm họng nên kém ăn thôi".
2. Đưa ra hướng theo dõi hợp lý:
Như trường hợp về một người nhà muốn chụp X-quang phổi cho bé bị ho. Người nhà nói: "Bé ho cả tuần rồi, bác sĩ chụp phổi coi có viêm phổi không?".
Bác sĩ giải thích: "Tôi hiểu chị lo ngại về viêm phổi. Tuy nhiên qua thăm khám, tôi thấy bé chỉ bị viêm hô hấp trên, không có dấu hiệu viêm phổi như thở nhanh, khó thở, sốt cao kéo dài, lồng ngực rút lõm.
Chụp X-quang trong trường hợp này sẽ không giúp ích nhiều, mà còn khiến bé tiếp xúc tia X không cần thiết. Tôi sẽ theo dõi kỹ, nếu có dấu hiệu bất thường, chúng tôi sẽ cân nhắc làm thêm xét nghiệm khác nữa".
3. Giữ thái độ nhẹ nhàng, đồng cảm, tránh làm người nhà cảm thấy bị bác sĩ "bỏ qua mong muốn" của họ.
Một bé trai 5 tuổi bị té đập đầu xuống nền gạch, khóc chút xíu, sau đó chơi giỡn bình thường, không nôn ói, không mất ý thức. Gia đình rất lo lắng, yêu cầu bác sĩ phải cho bé chụp CT scan sọ não ngay để kiểm tra.
Bác sĩ hướng dẫn: "Tôi biết anh chị rất lo lắng vì bé bị té đập đầu. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra kỹ, tôi thấy bé không có chấn thương sọ não, vì bé tỉnh táo, không nôn ói, không mất ý thức hay bất kỳ triệu chứng báo động nào.
Những trường hợp như thế này bé chưa cần chụp CT ngay để tránh nhiễm tia phóng xạ không cần thiết. Tôi sẽ hướng dẫn anh chị cách theo dõi tại nhà, nếu có dấu hiệu bất thường, anh chị hãy đưa bé đến viện ngay".
Giao tiếp y khoa không chỉ là việc nói "có" hoặc "không" với yêu cầu của người nhà, mà quan trọng là cách bác sĩ truyền đạt thông tin để họ cảm thấy được tôn trọng và hợp tác.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận