Kỳ 1: Nha khoa Én Trắng ra mắt "Góc tư vấn sức khỏe răng miệng"
Kỳ 2: Sức khỏe răng miệng – Kỳ 2: Bệnh nha chu và cách phòng ngừa
Nguyên nhân gây mòn răng là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây mòn răng:
- Mòn răng cơ học: do chải răng quá mức và không đúng cách. Nhiều người vẫn có thói quen chải răng theo chiều ngang và sử dụng bàn chải lông quá cứng.
- Mòn răng hóa học: thường xuất hiện ở mặt trong răng do với những người có chứng bị nôn hoặc trào ngược thực quản; thói quen ăn nhiều trái cây có vị chua, sử dụng các loại dược phẩm (vitamin C nhai, Aspirin nhai…).
- Mòn răng do quá trình ăn nhai: Khớp cắn lệch lạc hoặc tật nghiến răng, thói quen ăn thức ăn cứng gây lực xoắn vặn quá mức lên răng cũng gây mòn cổ răng.
- Những yếu tố di truyền gây loạn sản tổ chức cứng của răng (men, ngà) làm sức kháng mài mòn của răng bị yếu đi.
- Do bệnh lý toàn thân như: gout, thấp khớp, thiếu canxi, giảm tiết nước bọt…
Làm sao để phòng ngừa bệnh mòn răng?
Từ những hiểu biết về nguyên nhân của bệnh mòn răng chúng ta có thể dễ dàng phòng tránh được bằng cách:
- Chải răng đúng cách: chải dọc thân răng hoặc xoay quanh cổ răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm.
- Sử dụng hợp lý các loại thực phẩm và các loại dược phẩm để tránh các tác dụng phụ gây nguy hại răng.
- Điều trị các lệch lạc về khớp cắn bằng chỉnh nha.
- Khám răng định kỳ mỗi 6 tháng để kịp thời phát hiện sớm những dấu hiệu của mòn răng.
Điều trị mòn răng như thế nào?
Cần xác định nguyên nhân gây mòn và tùy mức độ nặng nhẹ, sự nhạy cảm của răng, độ lan rộng của tổn thương, tuổi tác, tâm lý cùng sự hợp tác của người bệnh… mà có những cách điều trị khác nhau:
- Nếu bạn chưa thấy ê buốt, đau nhức trong khi mòn răng được phát hiện qua thăm khám chỉ là rãnh khuyết nhỏ thì điều trị mang tính dự phòng, tức loại trừ nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh là chính.
- Ngược lại, khi mòn răng đã gây các triệu chứng buốt khi ăn uống hoặc chải răng, dễ giắt thức ăn vào chỗ mòn gây cảm giác khó chịu… cần trám vùng khuyết cổ răng (bằng những khuôn trám cổ răng chuyên dụng, nhanh gọn và bền đẹp).
- Trầm trọng nhất là răng bị tổn thương tủy không hồi phục, gây bệnh lý ở tủy và mô quanh chóp răng hoặc có nguy cơ gãy thân răng thì có thể đến Trung tâm Cắm Ghép Implant (Nha khoa Én Trắng) điều trị tủy răng và phục hồi bằng vật liệu trám, sau đó là phục hình.
Quý bạn đọc có thắc mắc hoặc cần được tư vấn về sức khỏe răng miệng, có thể gửi câu hỏi/yêu cầu trực tiếp về email [email protected] hoặc gọi đến số điện thoại 0903 338 571 - 0986 048 885 để tham gia “Góc tư vấn sức khỏe răng miệng”.
Kỳ 4: Vì sao bạn bị hôi miệng?
Nguồn: Nha Khoa Én Trắng
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận