Tâm bão số 3 đã vào đất liền, gió giảm dần

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 11h trưa nay, bão số 3 đang ở trên đất liền các tỉnh Hưng Yên - Ninh Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10.

Video chuyên gia nhận định về bão số 3 Wipha, đường đi và ảnh hưởng của bão

Bão số 3 (Wipha) đã đi vào đất liền

bão số 3 - Ảnh 1.

Ảnh mây vệ tinh bão số 3 lúc 10h sáng 22-7, bão đã đi vào đất liền - Ảnh: NCHMF

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 11h trưa nay, bão số 3 đang ở trên đất liền các tỉnh Hưng Yên - Ninh Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10.

Do ảnh hưởng của bão số 3, ở trạm Thái Bình (Hưng Yên) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8. Nước dâng do bão tại Hòn Dấu (Hải Phòng) cao 0,6m và tại Ba Lạt (Hưng Yên) cao 0,8m.

Dự báo trong trưa và chiều nay, bão đi sâu vào đất liền và suy yếu dần.

bão số 3 - Ảnh 2.

Khoảng 11h20, dông gió nổi lên dữ dội tại biển xã Đồng Châu - Hưng Yên (Tiền Hải - Thái Bình cũ). Cơ quan khí tượng địa phương cho biết sức gió sẽ tăng lên cấp 8-9 trong buổi chiều. Lúc 13h-14h, đỉnh triều có thể lên khoảng 3,46m - Ảnh: HỒNG QUANG

Tại Hà Nội, thời điểm 11h45 trưa 22-7, trời vẫn lặng gió. Tuy nhiên bắt đầu xuất hiện mưa lớn khiến đường phố thưa vắng người. Theo dự báo, do ảnh hưởng của bão số 3 có thể gây mưa to với cường độ lớn, nguy cơ cao xảy ra ngập úng tại một số khu đô thị, nhiều tuyến phố nội thành Hà Nội, với độ sâu ngập 0,2-0,5m, có nơi trên 0,5m; thời gian duy trì ngập 30-60 phút.

Từ nay đến sáng 23-7, Hà Nội có mưa vừa, mưa to đến rất to và dông, lượng mưa phổ biến 80 - 200mm, có nơi trên 250mm.

Tâm bão số 3 đã vào đất liền, gió giảm dần - Ảnh 3.

Rất ít người Hà Nội ra đường vào trưa 22-7 - Ảnh: PHẠM TUẤN

Lúc 10h20, ông Hoàng Phúc Lâm, phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết lúc 10h sáng nay, bão số 3 đã đi vào đất liền Hưng Yên và Ninh Bình. Hai tỉnh này sẽ chịu ảnh hưởng gió bão mạnh nhất. Còn khu vực Quảng Ninh và Hải Phòng có khả năng có gió mạnh trở lại nhưng không mạnh bằng tối và đêm 21-7. 

“Với xu hướng bão di chuyển theo hướng tây tây nam, trong trưa và chiều nay, bão sẽ đi sâu vào đất liền. 

Mưa và gió do bão còn duy trì đến chiều nay, nhất là mưa lớn ở khu vực Nghệ An, Thanh Hóa cần lưu ý lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở đô thị và vùng thấp”, ông Khiêm lưu ý.

bão số 3 - Ảnh 4.

10h40 ngày 22-7, gió mạnh hơn khi bão số 3 vào đất liền Hải Phòng - Ảnh: TIẾN NGUYỄN

6h50 sáng 22-7, ông Mai Văn Khiêm, giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo trong sáng đến trưa nay 22-7, bão số 3 (Wipha) đổ bộ vào đất liền nam Hải Phòng, Hưng Yên và Ninh Bình với gió có thể mạnh cấp 9, giật cấp 11, 12. Sâu trong đất liền Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa có thể có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8.

Theo ông Khiêm, từ đêm qua đến sáng nay, bão số 3 đang duy trì cường độ cấp 10 (88-103km/h) và di chuyển theo hướng tây tây nam (dọc biển Quảng Ninh về Hải Phòng, Hưng Yên) với tốc độ trung bình 10-15km.

Đến 8h, tâm bão số 3 nằm ngay trên vùng biển ven bờ Hưng Yên - Ninh Bình với cường độ cấp 9 (74-88km/h), giảm một cấp so với trước đó.

bão số 3 - Ảnh 5.

Vị trí và hướng di chuyển bão lúc 8h sáng 22-7

Ảnh hưởng của bão số 3, Thanh Hóa đang có mưa lớn, đường ngập

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 Wipha, sáng nay 22-7, tại nhiều địa phương của tỉnh Thanh Hóa có mưa lớn kéo dài.

Tại các phường Hạc Thành, Hàm Rồng, Nguyệt Viên, Đông Sơn, Quảng Phú (TP Thanh Hóa cũ) đã và đang có mưa rất to vào buổi trưa.

Nhiều đường phố ở phường Hạc Thành - phường trung tâm của tỉnh Thanh Hóa - đã bị ngập. Các phương tiện lưu thông khó khăn.

Mưa lớn kèm gió thổi mạnh đã làm nhiều cây xanh tại nhiều phường ở tỉnh Thanh Hóa bị gãy đổ.

Mưa lớn tại xã Tống Sơn bị ngập cục bộ diện tích lúa xạ (vùng Hà Tân, Hà Tiến cũ); xã Nga An bị ngập cục bộ diện tích lúa mới cấy, rau và các ao trong dân.

bão số 3 - Ảnh 6.

Nhiều đường phố ở phường Hạc Thành, tỉnh Thanh Hóa bị ngập do mưa lớn sáng 22-7- Ảnh: CTV

Tại các xã vùng cao Thanh Phong, Thanh Quân, Hóa Quỳ (huyện Như Xuân cũ), mưa lớn từ đêm 21 đến trưa 22-7 đã làm ngập lụt nhiều đập tràn trên đường giao thông, gây chia cắt cục bộ một số bản trên địa bàn.

Lực lượng công an, dân quân địa phương đã lập chốt, túc trực thường xuyên tại các đập tràn đang có nước lũ dâng cao để ngăn, không cho

Về sơ tán dân sinh sống ở khu vực có nguy cơ sạt lở đất, đến sáng 22-7, chính quyền các địa phương ở Thanh Hóa đã chủ động sơ tán 98 hộ/449 khẩu đến nơi an toàn (xã Điền Lư 18 hộ/45 khẩu; xã Nam Xuân 11 hộ/48 khẩu; xã Tam Chung 15 hộ/94 khẩu; xã Bá Thước 3 hộ/15 khẩu; xã Kim Tân 12 hộ/54 khẩu; xã Mường Lý 33 hộ/174 khẩu; xã Sơn Thủy 3 hộ/11 khẩu; xã Yên Nhân 3 hộ/8 khẩu).

Đến 11h15 ngày 22-7, tại Thanh Hóa vẫn đang có mưa to đến rất to. Người dân ở các xã vùng cao Thanh Hóa đang thường trực nỗi lo sạt lở đất đá, lũ quét, lũ ống khi mưa lớn kéo dài do hoàn lưu bão số 3.

bão số 3 - Ảnh 7.

Mưa lớn làm nước ngập sâu tại đập tràn ở xã vùng cao Hóa Quỳ, tỉnh Thanh Hóa sáng 22-7, khiến người và xe không qua lại được - Ảnh: người dân cung cấp.

Ven biển Ninh Bình trời tạnh ráo, gió mạnh lên từ 10h

bão số 3 - Ảnh 8.

Khoảng 10h ngày 22-7, ven biển Hưng Yên trời chuyển gió mạnh nhanh chóng dù trước đó chỉ khoảng 1 giờ nơi này vẫn lặng gió - Ảnh: HỒNG QUANG

Khoảng 10h ngày 22-7, ven biển Hưng Yên trời chuyển gió mạnh nhanh chóng dù trước đó chỉ khoảng 1 giờ nơi này vẫn lặng gió.

Từng đợt sóng mạnh xuất hiện ven biển Đồng Châu dù sáng nay người dân có thể đi bộ ra các chòi ngao nơi này.

Hiện bộ đội biên phòng đang túc trực liên tục với các trang thiết bị như ống nhòm với tầm quan sát 20km, cano… Khi phát hiện có ngư dân vẫn ở chòi ngao hoặc trên thuyền thì sẽ dùng cano tiếp cận, kiên quyết yêu cầu tuân thủ lệnh cấm biển.

bão số 3 - Ảnh 9.

Từng đợt sóng mạnh xuất hiện ven biển Đồng Châu lúc 10h ngày 22-7 - Ảnh: HỒNG QUANG

bão số 3 - Ảnh 10.

Đường phố ở trung tâm xã Giao Thủy (Ninh Bình, thuộc tỉnh Nam Định trước đây) vắng hơn nhiều so với ngày thường - Ảnh: DANH KHANG

Đến 9h sáng 22-7 ghi nhật tại một số khu vực ven biển của tỉnh Ninh Bình cho thấy dù trời không hửng nắng nhưng tạnh ráo, gió nhẹ. Tại một số xã ven biển như: Giao Phúc, Giao Thủy, Giao Hòa, Hải Thịnh, Hải Xuân (tỉnh Nam Định trước đây),… trời tạnh ráo, gió nhẹ. Đường phố vắng vẻ hơn ngày thường và nhiều hàng quán đã đóng cửa để chống báo.

Chiều và tối qua, nhiều khu vực ven biển Ninh Bình có mưa lớn, kéo dài trong nhiều giờ.

Lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh Ninh Bình cho biết địa phương đã sớm hoàn tất mọi công việc chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 3 một cách chủ động. Đến 16h ngày 21-7, toàn bộ 1.861 tàu/5.724 lao động đã vào nơi neo đậu. Trong đó có 23 tàu neo đậu ngoài tỉnh đã lập danh sách cụ thể, liên lạc được từng tàu để hướng dẫn neo đậu. 

Gần 800 lều, chòi tại vùng đầm bãi nuôi trồng thuỷ sản ngoài đê, 45 cơ sở nuôi lồng bè trên các sông đã được thông báo và hướng dẫn tránh trú bão. 

Ttheo báo cáo của Ban chỉ huy phòng thủ dân sự Ninh Bình, trên địa bàn toàn tỉnh có gần 1.242 km đê các loại, trong đó có 75 trọng điểm phòng, chống lụt bão và 9 trọng điểm cũng đã chuẩn bị các tình huống ứng phó.

Hồ thủy lợi lớn nhất Nghệ An xả tràn

bão số 3 - Ảnh 11.

Cây đổ qua quốc lộ 7 đoạn qua xã Tam Quang, tỉnh Nghệ An khiến giao thông bị ảnh hưởng - Ảnh: TƯƠNG DƯƠNG

Sáng 22-7, ông Ngô Quốc Thắng - giám đốc xí nghiệp thủy lợi Hoàng Mai, Nghệ An có thông báo gửi các địa phương vùng hạ da về việc vận hành tràn hồ chứa nước Vực Mấu để chuẩn bị các biện pháp phòng chống, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra

.Lúc 10h sáng 22-7, mực nước hồ Vực Mấu ở mức +18,05m. Để đảm bảo an toàn hồ đập, xí nghiệp thủy lợi Hoàng Mai sẽ vận hành các cửa tràn để kiểm tra kết hợp điều tiết đón lũ, mở từng cửa một với lưu lượng xả dự kiến từ 5m3/s đến 100m3/s. Thời gian bắt đầu vận hành tràn dự kiến từ 15h cho đến khi mực nước đạt yêu cầu +17m.

Hồ Vực Mấu được xây dựng năm 1978 thuộc xã Quỳnh Trang, thị xã Hoàng Mai (cũ) có diện tích lưu vực 215km2, dung tích trữ 75 triệu m3, cao trình +22,1m. Đây là hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh Nghệ An có nhiệm vụ cấp nước cho 3.600ha đất sản xuất, nước sinh hoạt.

Ngoài hồ Vực Mấu, trong sáng 22-7, nhiều hồ thủy điện ở Nghệ An cũng đang điều tiết nước như thủy điện Nậm Mô, Châu Thắng, Bản Ang, Bản Cốc, Sông Quang…

Theo Đài khí tượng thủy văn Nghệ An, từ 21-7 đến 23-7, tại Nghệ An có khả năng xuất hiện một đợt mưa lớn diện rộng với tổng lượng mưa phổ biến từ 200-350mm. Các xã phía Bắc tỉnh Nghệ An có nơi trên 500mm, nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ở vùng trung du và miền núi, ngập lụt tại các vùng thấp trũng và đô thị. 

Đến 11h15 sáng 22-7, nhiều địa phương khu vực phía Bắc Nghệ An đang xuất hiện đợt mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của cơn bão số 3.

6h sáng 22-7, cường độ bão vẫn duy trì cấp 10, giật cấp 12-13

bão số 3 - Ảnh 12.

Ảnh mây vệ tinh bão số 3 lúc 7h sáng 22-7 - Ảnh: NCHMF

Ông Mai Văn Khiêm, giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo trong khoảng 10 đến 13h chiều nay, bão sẽ vào đất liền các tỉnh Hưng Yên - Ninh Bình với cường độ cấp 8-9, giật cấp 11.

"Ảnh hưởng của bão số 3 bắt đầu từ đêm qua, gió mạnh nhất ghi nhận trên đảo Bạch Long Vĩ mạnh cấp 10, giật cấp 12, còn ở đất liền ven biển ghi nhận gió mạnh cấp 9, giật cấp 10 (Cửa Ông, Quảng Ninh). 

Một số nơi đã có mưa to đến rất to, cục bộ có nơi mưa lên tới 200mm trong 24 giờ qua" - ông Khiêm nói.

Ông Khiêm cho biết đến 6h sáng 22-7, cường độ bão vẫn duy trì cấp 10, giật cấp 12-13. Dự kiến 3-5 giờ tới (khoảng 9-10h trở đi) bão sẽ đổ bộ vào đất liền nam Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình. Tác động của mưa và gió mạnh sẽ tiếp tục trong sáng đến chiều nay.

"Chúng tôi nhấn mạnh trong 3-5 giờ tới, khi đổ bộ vào đất liền nam Hải Phòng, Hưng Yên và Ninh Bình với gió có thể mạnh cấp 9, giật cấp 11, 12. Sâu trong đất liền Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa có thể có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8.

bão số 3 - Ảnh 13.

Ông Mai Văn Khiêm, giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia - Ảnh: C. TUỆ

Ông Khiêm cũng cảnh báo hôm nay và ngày mai, hoàn lưu bão số 3 tiếp tục gây mưa lớn ở đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An với tổng lượng mưa phổ biến 250-300mm, cục bộ có nơi lên tới 500mm, đặc biệt là ở Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa và Nghệ An. 

Các khu vực khác Bắc Bộ và Hà Tĩnh mưa 100-200mm.

"Với lượng mưa lớn như vậy, chúng tôi nhấn mạnh nguy cơ ngập lụt ở các vùng trũng, thấp, khu đô thị, khu công nghiệp cũng như sạt lở đất, lũ quét ở vùng núi Nghệ An, Thanh Hóa, nam Phú Thọ, Sơn La" - ông Khiêm lưu ý.

Các phường Uông Bí, Vàng Danh (Quảng Ninh) mưa nhẹ

bão số 3 - Ảnh 14.

Trên khu vực đảo Trần (tỉnh Quảng Ninh) một số cây xanh bị bật gốc, gãy đổ do ảnh hưởng bởi bão số 3. Lực lượng bộ đội biên phòng đảo Trần đang xử lý cây gãy đổ - Ảnh: Đồn biên phòng Đảo Trần

8h sáng, tại Uông Bí, Vàng Danh (tỉnh Quảng Ninh), gió tầm cấp 6, đường phố vắng vẻ vì người dân hạn chế ra đường. Mưa và gió từ tối qua gây ra một số điểm sạt lở nhỏ. 

Tại các khu vực có nguy cơ sạt trượt, lực lượng chức năng tổ chức chốt chặn, cắm biển cảnh báo và hướng dẫn người dân không di chuyển qua khu vực nguy hiểm, đảm bảo an toàn trong thời điểm mưa bão.

Lúc 8h30, thông tin từ lãnh đạo chính quyền đặc khu Vân Đồn và Cô Tô, cho biết mưa và gió trên các đảo này đã giảm. Trên đảo Cô Tô hiện đang mưa nhỏ, gió cấp 6. Qua thống kê sơ bộ hiện chưa có thiệthại.

Ảnh hưởng của cơn bão số 3 làm mất điện tại đặc khu Cô Tô từ tối 21-7. Sáng nay, các đơn vị chức năng đang xử lý sự cố để cấp điện trở lại.

Đảng ủy, UBND đặc khu đã triển khai máy phát điện dự phòng tại các địa điểm trọng yếu như trạm y tế, UBND và các điểm sơ tán, ứng trực xử lý tình huống.

Qua thống kê sơ bộ hiện chưa có thiệt hại do bão số 3 gây ra tại hai đảo này, gió lớn từ đêm 21-7 làm một số cây nhỏ bị bật gốc gãy đổ đã được lực lượng chức năng xử lý để thông đường, đảm bảo lưu thông cho các lực lượng chức năng và phương tiện cứu hộ.

bão số 3 - Ảnh 15.

Khu vực rừng thông, xã Hùng Thắng, Hải Phòng gió cấp 5-6 lúc 9h50 - Ảnh: TIẾN NGUYỄN

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 7h sáng 22-7, tâm bão số 3 đang cách Hưng Yên khoảng 25km về phía đông, cách Ninh Bình khoảng 45km về phía đông bắc, cách Hải Phòng 67km về phía đông nam.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88 km/h), giật cấp 11.

Dự báo trong sáng nay (khoảng 10h) bão sẽ đi vào đất liền nam Hải Phòng, Hưng Yên và Ninh Bình.

Dự báo trên liền từ Quảng Ninh - Nghệ An có gió cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 12. Sâu trong đất liền (Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa), gió cấp 6, giật cấp 7-8.

bão số 3 - Ảnh 16.

Gió giật cục bộ sáng 22-7 đã khiến nhiều cây đổ tại một điểm du lịch phường Bãi Cháy - Ảnh: NAM TRẦN

Lúc 7h50, khu vực phường Hạ Long, Bãi Cháy (Quảng Ninh) có mưa nhỏ, nhưng gió khá mạnh rít lên từng đợt, giật cấp 6 cấp 7.

Trên đường phố Hạ Long, một số cây xanh bật gốc, gãy đổ do gió lớn từ đêm 21-7

Từ 22h tối 21-7, do gió to ở mức cấp 7-8, lực lượng chức năng lập chốt chặn cấm xe máy và xe thô sơ đi qua cầu Bãi cháy.

Tuy nhiên từ sáng 22-7, gió giảm lệnh cấm được dỡ bỏ, xe cộ đã lưu thông bình thường trở lại.

bão số 3 - Ảnh 17.

Khu vực phường Bãi Cháy, Quảng Ninh lúc 8h ngày 22-7 bắt đầu có gió mạnh dần, khiến cây, biển báo đổ, rách - Ảnh: NAM TRẦN

Thanh Hóa: Vượt sóng to, gió lớn đưa quân nhân đau ruột thừa từ đảo Mê vào đất liền cấp cứu

bão số 3 - Ảnh 13.

Tàu của Bộ đội biên phòng Thanh Hóa đưa quân nhân Trương Quang Tùng bị đau ruột thừa ở đảo Mê, vào đất liền cấp cứu trong đêm 22-7 - Bộ đội biên phòng Thanh Hóa cung cấp

Sáng 22-7, Ban chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa cho biết, đêm 21-7, đơn vị đã điều động tàu cùng 12 cán bộ, chiến sĩ của Hải đội biên phòng 2 tiếp cận đảo Mê đưa một quân nhân bị viêm ruột thừa vào đất liền cấp cứu kịp thời.

Theo Ban chỉ huy Bộ đội biên phòng Thanh Hóa, lúc 19h45 ngày 21-7, đơn vị nhận được thông tin cấp báo từ Tiểu đoàn hỗn hợp đảo Mê, thuộc Ban chỉ huy phòng thủ khu vực 5 - Tĩnh Gia, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa đề nghị bố trí tàu tiếp cận đảo đưa quân nhân bị viêm ruột thừa vào bờ cấp cứu.

Nhận được thông tin, Bộ đội biên phòng Thanh Hóa đã báo cáo sự việc, xin ý kiến và được thủ trưởng Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng chỉ đạo điều động cán bộ, chiến sĩ cùng tàu nhanh chóng lên đường làm nhiệm vụ.

Hải đội biên phòng 2, thuộc Bộ đội biên phòng Thanh Hóa đã đưa tàu BP 050101 cùng 12 cán bộ, chiến sĩ vượt đêm tối, mưa to, sóng lớn do ảnh hưởng của bão số 3 Wipha ra đảo Mê để đón quân nhân vào đất liền. Khi tàu đến khu vực biển quanh đảo Mê trong điều kiện sóng to, gió lớn, mất nhiều thời gian tàu vẫn không thể cập được cầu cảng.

Chỉ huy trên tàu quyết định cho tàu dừng cách đảo khoảng cách phù hợp, dùng cẩu hạ xuồng cao tốc cùng một tổ công tác tiếp cận đảo Mê.

Bão số 3 đã đi vào đất liền Hưng Yên - Ninh Bình - Ảnh 14.

Tàu của Bộ đội biên phòng Thanh Hóa vượt sóng gió đưa bệnh nhân vào đất liền cấp cứu trong đêm - Bộ đội biên phòng Thanh Hóa cung cấp

Sau nhiều nỗ lực, dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ, biên đội tàu của Bộ đội biên phòng Thanh Hóa đã đưa được quân nhân lên tàu, đi vào đất liền lúc 22h30 phút cùng ngày tại cảng của Hải đội biên phòng 2.

Sau đó, đơn vị cho quân y, xe cấp cứu đưa nạn nhân đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.Theo Ban chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa, bệnh nhân là binh nhất Trương Quang Tùng, đang làm nhiệm vụ trên đảo Mê.

Ngày 21-7, anh Tùng xuất hiện cơn đau liên tục. Qua thăm khám, quân y đơn vị kết luận anh Tùng bị viêm ruột thừa cần phẫu thuật gấp.

Sáng nay, bão số 3 sẽ đổ bộ nam Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình - Ảnh 5. Bão số 3 Wipha đi qua, đặc khu Bạch Long Vĩ, Cô Tô an toàn

Bão số 3 đã đi qua đặc khu Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và Cô Tô (Quảng Ninh) nhưng không gây thiệt hại gì lớn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên