10/11/2003 09:00 GMT+7

Muốn hiến thận, được không?

KIM SƠN thực hiện
KIM SƠN thực hiện

TT - Bà Nguyễn K.L., quận 12, TP.HCM, hỏi: “Tôi muốn hiến một quả thận để cứu người nhưng không rõ có khi nào người hiến bị tử vong ngay không? Và nếu chỉ hao mòn sức khỏe thì Tuổi Trẻ có thể giới thiệu người nhận và người cho để thỏa mãn tấm lòng với nhau?”. Ông Trần .T.Q. ở Kiên Giang hỏi: “Gia đình tôi quá khó khăn, muốn cho một quả thận để có được chút vốn có được không?”.

TQg1FFuG.jpgPhóng to
TT - Bà Nguyễn K.L., quận 12, TP.HCM, hỏi: “Tôi muốn hiến một quả thận để cứu người nhưng không rõ có khi nào người hiến bị tử vong ngay không? Và nếu chỉ hao mòn sức khỏe thì Tuổi Trẻ có thể giới thiệu người nhận và người cho để thỏa mãn tấm lòng với nhau?”. Ông Trần .T.Q. ở Kiên Giang hỏi: “Gia đình tôi quá khó khăn, muốn cho một quả thận để có được chút vốn có được không?”.

TS BS Trần Ngọc Sinh - trưởng khoa tiết niệu Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết:

- Sau 11 năm triển khai ghép thận, VN thực hiện được 106 ca, trong đó Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện 71 ca. Hiện chỉ mới thực hiện ghép thận từ người cho còn sống.

Cho phủ tạng phải vì mục đích nhân đạo, cứu người, không vì mục đích tài chính, nếu không sẽ không còn ý nghĩa gì cả. Không nên nghĩ tới hiến tạng là một giải pháp để giải quyết khó khăn về kinh tế.Trước đây một số người có ý nghĩ manh nha lập một ngân hàng mô bán công, tôi cho là không được. Ở các nước, ngân hàng mô đều thuộc Nhà nước.

Về mặt khoa học, để có một người cho và người nhận thận bất kỳ mà phù hợp nhau về gen rất khó, phải tổ chức thành một “công nghệ mua bán” số lượng rất lớn. Còn về mặt nhân đạo, lỡ người cho tử vong thì sao? Tỉ lệ tử vong ở người cho thận trên thế giới là 1%, tại VN dù không có nhưng thử nghĩ một người nghèo vì bán thận, bán phủ tạng mà tử vong thì không ai cho phép. Hầu hết các nước đều cấm mua bán thận dưới mọi hình thức.

Những người cho và nhận thận hiện nay là những người có quan hệ huyết thống trực hệ (ông ngoại, ông nội cho cháu, cha mẹ cho con, anh chị em ruột cho nhau, cô, cậu, dì, chú, bác ruột...). Những người càng xa như ông, cô, chú... thì tỉ lệ phù hợp thấp hoặc không phù hợp. Những người chắc chắn phù hợp gen là cha, mẹ cho con ruột nhưng tỉ lệ cũng khoảng 50%. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, qua khám chọn 10 cặp cho và nhận cho thấy trung bình chỉ 10-20% là có thể ghép nhau được.

Ngoài tiêu chuẩn về gen còn một số tiêu chuẩn khác như không nhiễm HIV, viêm gan virus B, C, các bệnh nhiễm trùng khác..., không được cao huyết áp, không quá già (thận còn lại phải đảm bảo tiêu chuẩn thời gian sống còn ở người cho).

KIM SƠN thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên