31/03/2025 10:12 GMT+7

Rối loạn nhận thức tài chính

Bạn có thường lo lắng về tiền bạc, liên tục kiểm tra tài khoản ngân hàng hay so sánh tài sản của mình với người khác? Bạn cảm thấy tự ti ngay cả khi có nền tảng tài chính vững chắc? Rất có thể bạn đang bị rối loạn nhận thức tài chính.

tài chính - Ảnh 1.

Khoảng 43% gen Z và 41% Millennials cảm thấy mình tụt hậu về tài chính dù đang có mức tiết kiệm trên trung bình - Ảnh: Square

Khảo sát do Credit Karma thực hiện cho kết quả khoảng 1/3 người Mỹ có cái nhìn sai lệch về tài chính của họ. Trong đó gen Z và Millennials dường như gặp khó khăn với vấn đề này hơn so với các nhóm khác.

Khoảng 43% gen Z và 41% Millennials cảm thấy tụt hậu về tài chính dù thực tế họ có mức tiết kiệm trên trung bình. 45% trong số họ bị ám ảnh với ý nghĩ phải trở nên giàu có. 

Kristie Tse, nhà tâm lý trị liệu và người sáng lập Uncover Mental Health Counseling, cho rằng nguyên nhân xuất phát từ niềm tin về giá trị bản thân cùng các câu chuyện chúng ta nghe về tiền bạc, thành công và thất bại từ thời thơ ấu.

Áp lực xã hội và các bài học về tiền bạc có thể bóp méo hình ảnh tài chính của một người. Những người từ các cộng đồng bị thiệt thòi có thể mắc định kiến tiêu cực về tiềm năng kinh tế khiến quan hệ của họ với tiền bạc phức tạp hơn.

Chưa kể các nền tảng mạng xã hội tràn ngập những người có ảnh hưởng khoe những món đồ xa xỉ, chuyến du lịch sang trọng và khoản tiết kiệm khổng lồ dù còn rất trẻ. Gen Z và Millennials dành nhiều thời gian lướt mạng nên rất dễ cảm thấy tự ti và lo lắng về tài chính khi thấy những bài này.

Dù y tế chưa chính thức công nhận rối loạn nhận thức tài chính là một chẩn đoán lâm sàng nhưng tình trạng này có thể gây tổn hại lòng tự trọng của người trẻ. 

Theo Chelsea Williams, kiến trúc sư tài chính tại Core Solutions Group, một số dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc chứng rối loạn nhận thức tài chính như tránh né việc lập kế hoạch tài chính, xem sao kê ngân hàng hoặc thảo luận về tiền bạc. 

Dấu hiệu khác là sợ chi tiêu hoặc cảm thấy nghèo ngay cả khi bạn không nghèo.

Nếu bạn nghĩ mình mắc phải chứng này, Williams khuyên bạn ghi lại những nỗi sợ hãi về tiền bạc đang kìm hãm bạn, viết ra những khẳng định tích cực để thách thức nỗi sợ hãi và suy nghĩ một cách mới mẻ hơn. 

"Bằng cách đó, khi những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện, bạn đã có một suy nghĩ tích cực sẵn sàng thay thế thay vì tiếp tục lối suy nghĩ cũ", cô nói.

Khi bạn thấy ai đó cùng tuổi với mình có tài khoản tiết kiệm khổng lồ hoặc ngôi nhà bạc tỉ lại càng dễ bị rơi vào vòng xoáy lo lắng và tự ti về tiền bạc. 

Nhưng hãy nhớ mạng xã hội chỉ là những khoảnh khắc nổi bật. Hầu hết họ chỉ đăng tải thành công mà không nhắc chuyện nợ nần, hy sinh hay công sức đã bỏ ra.

Thêm nữa, bạn đang đi con đường của riêng mình. So sánh bản thân với những người có thể đã nhận được sự hỗ trợ từ gia đình hoặc có hoàn cảnh sống khác biệt là không công bằng và cũng không thực tế.

Rối loạn nhận thức tài chính - Ảnh 2.Gen Z lên mạng, tìm kiến thức tài chính trên TikTok

Báo cáo của PYMNTS Intelligence chỉ ra sự phát triển của mạng xã hội đã thay đổi cách mọi người tìm kiếm lời khuyên tài chính. Các thuật toán về giáo dục tài chính thu hút khoảng 79% người tiêu dùng gen Y và Z.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên