25/01/2019 13:20 GMT+7

Quy tắc trên mâm cơm Việt: học cầm đũa cũng rất cần thiết

Độc giả NGUYỄN NAM
Độc giả NGUYỄN NAM

TTO - Đừng vội đánh đồng tất cả quy tắc trên bữa ăn trong gia đình là khắt khe, không hợp thời. Có những quy tắc rất văn minh và lịch sự, rèn luyện cho chúng ta tính cách điềm đạm, kính trên nhường dưới.

Quy tắc trên mâm cơm Việt: học cầm đũa cũng rất cần thiết - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Ở quê, gia đình tôi có 3 thế hệ cùng sống chung sống. Vì ông nội tôi mất đã lâu, người có vị trí cao nhất trong gia đình là bà nội. Do còn ảnh hưởng một chút tư tưởng phong kiến, nội tôi hơi có phần hơi khắt khe trong nết ăn nết ở.

Quanh năm, anh em chúng tôi đứa đi học, đứa đi làm ăn xa, chỉ có dịp tết mới có cơ hội về nhà cùng quây quần bên mâm cơm gia đình. Với tôi, đây là khoảnh khắc vui vẻ và hạnh phúc nhất, bởi có biết bao thứ chuyện vui buồn đều được các thành viên kể ra trong bữa cơm. Bữa cơm của gia đình tôi ít nhất cũng kéo dài đến cả tiếng đồng hồ.

Khi chuẩn bị dùng bữa, anh em chúng tôi không bắt buộc phải mới từng thành viên trong nhà, nhưng ít nhất cũng phải có một đứa đánh tiếng "con mời bà nội với ba má xuống ăn cơm". Còn với các em và các cháu, chỉ đơn giản gọi mấy đứa xuống ăn cơm. Đây là phép lịch sự tối thiểu mà mỗi người cần có, điều này tôi đã được bà nội và ba má dạy từ lúc nhỏ.

Trong mâm cơm, anh em chúng tôi có thể ăn uống nói cười thoải mái với nhau. Nhưng trước bữa ăn có một "thủ tục" mà tất cả thành viên trong gia đình, kể cả ba má chúng tôi đều phải làm theo: là đợi bà nội cầm đũa, đụng thức ăn trước, sau đó chúng tôi mới nhập cuộc. Khi nào bữa cơm không có bà nội, ba hoặc má hoặc người lớn nhất trong gia đình sẽ là người cầm đũa đầu tiên.

Bà nội tôi từng dạy rằng, sở dĩ gia đình phải làm như vậy vì muốn tập cho con cháu đức tính biết kính trên nhường dưới. Còn nhỏ có thể bỏ qua, nhưng khi lớn lên, việc ăn uống biết nhìn trước ngó sau, kính trên nhường dưới trong bữa ăn là phép lịch sự và là cách người ta đánh giá mình có được giáo dục tử tế hay không.

Bà tôi còn nói, mấy đứa không phải cứ nhỏ hoài, sau này lớn lên sẽ được đi đó đi đây, chắc chắn sẽ có lúc dùng bữa cùng gia đình người lạ. Nếu ăn uống từ tốn, biết kính trên nhường dưới thì mới được người ta tôn trọng. Bà thường còn thường dùng câu ca dao "chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe".

Tôi nhận thấy, cho dù cuộc sống có hiện đại đến đâu, việc giữ nếp sống, biết kính trên nhường dưới cũng thật sự cần thiết. Bởi đó không chỉ thể hiện tính văn minh của một con người, mà còn rèn luyện cho chúng ta tính cách điềm đạm, lịch sự trong đối nhân xử thế.

Bạn nghĩ sao về những quy tắc trên mâm cơm Việt? Mời bạn chia sẻ ý kiến trong phần Bình luận cuối bài viết, hoặc gửi bài về email [email protected]. Tuổi Trẻ Online cảm ơn bạn.

Quy tắc trên mâm cơm Việt: Học ăn đứng đầu 4 Quy tắc trên mâm cơm Việt: Học ăn đứng đầu 4 'sự học'

TTO - Ông bà ta ngày xưa có câu tục ngữ rất hay, gói gọn trong vài chữ mà vô cùng thâm thúy: "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Trong 4 cái sự học này, 'học ăn' được xếp ở vị trí đầu tiên. Vì sao vậy?

Độc giả NGUYỄN NAM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên