04/07/2025 18:50 GMT+7

Phường ở Đắk Lắk lập 'đường dây nóng' lắng nghe tâm tư giáo viên, người dân

Một phường ờ Đắk Lắk công bố "đường dây nóng" trong lĩnh vực giáo dục, cam kết trực tiếp chỉ đạo, xử lý các phản ánh để tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh.

đường dây nóng  - Ảnh 1.

Nhiều nhà giáo, hiệu trưởng đề xuất nhiều vấn đề với lãnh đạo địa phương - Ảnh: HƯƠNG GIANG

Ngày 4-7, ông Trần Đức Nhật - chủ tịch UBND phường Tân Lập, tỉnh Đắk Lắk - cho biết đã lập "đường dây nóng" để lắng nghe tâm tư nguyện vọng từ các giáo viên, nhà trường.

"Đường dây nóng" để giáo viên phản ánh, giãi bày

Ông Trần Đức Nhật cho biết toàn phường hiện có 17 cơ sở giáo dục (12 công lập, 5 tư thục), với 546 cán bộ, giáo viên, nhân viên và gần 8.800 học sinh.

Đến nay, các trường đã cơ bản hoàn tất công tác huy động học sinh, rà soát cơ sở vật chất, nhân sự và xây dựng kế hoạch cho năm học mới.

Theo ông Nhật, qua nắm bắt, lãnh đạo các trường phản ánh nhiều khó khăn như thiếu phòng học, thiết bị dạy học, bất cập trong đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh thực phẩm học đường. 

"Phường đã tiếp thu và cam kết hỗ trợ tháo gỡ theo hướng tạo môi trường học tập an toàn, lành mạnh, phù hợp với thực tiễn địa phương", ông nói.

Để nhà giáo, nhà trường có nơi để phản ánh, tâm tư, ông Trần Đức Nhật công bố số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh liên quan lĩnh vực giáo dục của phường qua số điện thoại 0905.480.006.

Ông khẳng định bản thân sẽ trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo, xử lý những vấn đề phát sinh để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh và người dân.

Sẽ có thêm nhiều "đường dây nóng" các lĩnh vực khác

Chủ tịch UBND phường Tân Lập cho biết sau khi sáp nhập đơn vị hành chính và chuyển sang mô hình chính quyền hai cấp, UBND cấp xã, phường tiếp tục giữ vai trò quản lý các cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học cơ sở.

Vì vậy, ngay khi nhận nhiệm vụ tại UBND phường Tân Lập mới, ông xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu và là nhiệm vụ ưu tiên số một của địa phương.

"Hiện nay, toàn phường có hơn 2.000 học sinh là người dân tộc thiểu số, chiếm 23% tổng số học sinh. Bên cạnh đó, Tân Lập là phường mới là địa phương vừa đô thị vừa nông thôn nên nhiều trường còn thiếu thốn về cơ sở vật chất. Đây là những vấn đề cần được quan tâm để nâng cao nền giáo dục địa phương", ông Nhật nói.

đường dây nóng  - Ảnh 3.

Ông Trần Đức Nhật, chủ tịch UBND phường Tân Lập, công bố đường dây nóng về giáo dục - Ảnh: HƯƠNG GIANG

Theo ông Nhật, việc lập "đường dây nóng" trước hết là để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng từ các hiệu trưởng, giáo viên, đồng thời xử lý hoặc chuyển cấp có thẩm quyền các vướng mắc phát sinh theo đúng quy định.

"Cấp xã, phường hiện nay được phân cấp mạnh hơn nên rất nhiều vấn đề bức xúc của người dân như đất đai, môi trường, hộ tịch… đều về đến chính quyền cơ sở.

Giáo dục là lĩnh vực đầu tiên được chúng tôi triển khai đường dây nóng và sẽ tiếp tục mở rộng sang các lĩnh vực khác. Mục tiêu duy nhất là lắng nghe và giải quyết kịp thời, đúng quy định", ông Nhật chia sẻ.

Ông cũng cho biết mô hình đường dây nóng này không mới, mà kế thừa từ kinh nghiệm của TP Buôn Ma Thuột (cũ). Những hiệu quả đạt được trước đây sẽ tiếp tục được phát huy tại địa phương mới để công việc ngày càng hiệu quả, sát dân và vì dân hơn.

Phường ở Đắk Lắk lập 'đường dây nóng' lắng nghe tâm tư giáo viên, người dân - Ảnh 5.Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chuyển đường dây nóng cho văn phòng quản lý

Sau 10 ngày công bố chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu thông báo đường dây nóng, từ chiều 31-8, số điện này có thay đổi và do Văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu quản lý.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên