15/11/2003 06:16 GMT+7

Việt - Nhật: Đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư hai nước

XUÂN TOÀN lược ghi
XUÂN TOÀN lược ghi

TT (TP.HCM) - Vào lúc 14g30 ngày 14-11 (giờ VN), tức 16g30 giờ Nhật Bản, tại văn phòng Tổng lãnh sự quán Nhật ở TP.HCM chúng tôi đã nhận được bản fax chính thức từ Tokyo về toàn bộ nội dung Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa Nhật và VN ngay sau khi Bộ trưởng Bộ KH- ĐT Võ Hồng Phúc và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Yoriko Kawaguchi ký kết.

lvV9kcCM.jpgPhóng to
Công ty Fujitsu VN chuyên sản xuất bản mạch in điện tử của Nhật, đặt nhà máy tại KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai - Ảnh: H.ĐĂNG
TT (TP.HCM) - Vào lúc 14g30 ngày 14-11 (giờ VN), tức 16g30 giờ Nhật Bản, tại văn phòng Tổng lãnh sự quán Nhật ở TP.HCM chúng tôi đã nhận được bản fax chính thức từ Tokyo về toàn bộ nội dung Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa Nhật và VN ngay sau khi Bộ trưởng Bộ KH- ĐT Võ Hồng Phúc và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Yoriko Kawaguchi ký kết.

Hiệp định gồm 23 điều và một biên bản ghi nhớ. Dưới đây chúng tôi xin tóm lược một vài nội dung chính từ hiệp định này.

Theo hiệp định, về nguyên tắc sẽ đảm bảo đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc với các nhà đầu tư và các dự án đầu tư của cả hai quốc gia trong giai đoạn tiền đầu tư, ngăn chặn các cơ quan chức năng ở mỗi quốc gia áp đặt những “yêu cầu phiền toái để đưa ra những qui định về tự do, khuyến khích và bảo hộ đầu tư”.

Cụ thể trong khu vực của mình, sẽ dành cho các nhà đầu tư của mỗi bên ký kết những đối xử không kém thuận lợi hơn so với đối xử dành cho các nhà đầu tư và những đầu tư của nước mình trong cùng một hoàn cảnh tương tự nhau trong việc thành lập, mua lại, mở rộng hoạt động, quản lý, duy trì, sử dụng, thu lợi... ( điều 2)

Quá trình đàm phán Hiệp định:

- Tháng 3-1999, Thủ tướng Nhật Keizo Obuchi và Thủ tướng Phan Văn Khải nhất trí bắt đầu đàm phán về việc ký kết Hiệp định đầu tư Nhật - VN.

- Qua hai lần đàm phán dự bị, bốn lần đàm phán chính thức bắt đầu từ tháng 3-2002, phần chính của hiệp định được nhất trí tại chuyến thăm Nhật của Thủ tướng Phan Văn Khải tháng 4-2003.

- Ngày 14-11-2003: ký kết Hiệp định về tự do xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa Nhật và CHXHCN Việt Nam.

Sau khi ký kết, chính phủ hai nước sẽ trình hiệp định lên quốc hội để phê chuẩn. Hiệp định có hiệu lực chính thức sau 30 ngày kể từ khi hai nước trao đổi công hàm thông báo đã hoàn tất các thủ tục pháp lý tại nước mình. Toàn văn hiệp định (bản tiếng Anh) có thể được xem tại địa chỉ http://www.mofa.go.jp

Trong hoạt động đầu tư giữa hai nước, điều 4 qui định: Không bên ký kết nào được áp đặt hoặc thực thi bất kỳ một yêu cầu nào vào khu vực của mình như là một điều kiện đối với các hoạt động đầu tư của nhà đầu tư bên ký kết kia trong một số các yêu cầu như: xuất khẩu một mức hoặc một tỉ lệ nhất định hàng hóa hoặc dịch vụ; đạt một mức hoặc một tỉ lệ nhất định hàm lượng nội địa; hạn chế việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ trong khu vực của mình, mà do đầu tư của nhà đầu tư đó sản xuất hoặc cung ứng.

Một vấn đề mà nhiều nhà đầu tư Nhật quan tâm là hoạt động và quyền lợi đầu tư của họ phải được đảm bảo ổn định, an ninh và có tính lâu dài thì trong điều 9, khoản 2 của hiệp định cũng nêu rõ: không bên ký kết nào được trưng thu hoặc quốc hữu hóa những đầu tư của các nhà đầu tư trong khu vực của mình, hoặc thực hiện bất kỳ một biện pháp tương tự với việc trưng thu hoặc quốc hữu hóa, ngoại trừ trong một số trường hợp như: vì mục đích công cộng, theo đúng trình tự của pháp luật...

Về vấn đề thanh toán trong điều 12, khoản 1 của hiệp định khẳng định cũng đảm bảo các khoản thanh toán liên quan đến các đầu tư của các nhà đầu tư được tự do chuyển vào và chuyển ra ngoài khu vực của hai bên ký kết phải được thanh toán nhanh chóng.

Về vấn đề sở hữu trí tuệ, trong điều 18 nêu rõ hai bên ký kết sẽ xem xét đến quyền sở hữu trí tuệ một cách thỏa đáng, có hiệu quả và tham vấn lẫn nhau. Tùy thuộc kết quả tham vấn, mỗi bên ký kết theo pháp luật hiện hành để thực hiện những biện pháp thích hợp để xóa bỏ những yếu tố được công nhận là có tác động tiêu cực đối với đầu tư.

Để thực hiện các mục tiêu của hiệp định này, hai bên sẽ thành lập một ủy ban hỗn hợp (điều 20). Trong đó, ủy ban hỗn hợp này sẽ có chức năng như: thảo luận, đánh giá lại việc triển khai của hiệp định này mục đích làm sao thúc đẩy các điều kiện ưu đãi cho nhà đầu tư của các bên ký kết.

Hiệp định đầu tư giữa Nhật - VN được xác định là một hiệp định kiểu mới với nhiều điểm tích cực hơn so với các hiệp định mà Nhật đã ký với các nước khác. Hai điểm mới là:

- Về nguyên tắc, dành đối xử quốc gia từ giai đoạn cấp phép đầu tư.

- Về nguyên tắc, cấm việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ gây trở ngại cho đầu tư.

Nhật đã ký 10 hiệp định đầu tư với các nước, ngoài ra có chương về đầu tư trong Hiệp định liên kết kinh tế Nhật -

Singapore. Về phía VN, đến tháng 1-2003 VN đã ký kết 45 hiệp định đầu tư với các nước.

XUÂN TOÀN lược ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên