11/11/2003 16:52 GMT+7

Bảo tồn di chỉ khảo cổ Thăng Long: Chưa có phương án tối ưu

Theo VNN - VnE
Theo VNN - VnE

Trong cuộc họp báo sáng nay (11-11), các quan chức của Bộ VH-TT và Viện khảo cổ đã khẳng định giá trị to lớn của di chỉ thành Thăng Long xưa như là một sự đóng góp to lớn vào kho tàng di sản văn hoá của dân tộc. Ba phương án bảo tồn và phát huy giá trị di tích này đã được đưa ra, nhưng Bộ trưởng Bộ VH-TT Phạm Quang Nghị cho rằng ''chưa có được phương án tối ưu''.

RCS8sTk8.jpgPhóng to

Lớp cắt các tầng văn hoá đã khai quật

Trong cuộc họp báo sáng nay (11-11), các quan chức của Bộ VH-TT và Viện khảo cổ đã khẳng định giá trị to lớn của di chỉ thành Thăng Long xưa như là một sự đóng góp to lớn vào kho tàng di sản văn hoá của dân tộc. Ba phương án bảo tồn và phát huy giá trị di tích này đã được đưa ra, nhưng Bộ trưởng Bộ VH-TT Phạm Quang Nghị cho rằng ''chưa có được phương án tối ưu''.

Tạm lấp cát để khai quật sau; xây bảo tàng ngoài trời,...?

Trước giá trị văn hoá và lịch sử to lớn của di chỉ khảo cổ này, có 3 phương án bảo tồn di chỉ quý giá này được đưa ra. Đó là:

1. Bảo tồn toàn bộ di tích khai quật được trong khu vực dự định xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới) như một bảo tàng ngoài trời nhằm phát huy tác dụng giáo dục truyền thống văn hiến nghìn năm của dân tộc.

znZ83zaH.jpgPhóng to
Gạch từ thế kỷ thứ 7
2. Kết hợp xây dựng các công trình mới với bảo tồn tại chỗ một số bộ phận tiêu biểu, quý giá nhất của di tích. Đồng thời xem xét việc dành một diện tích nhất định trong khu vực này xây dựng một Bảo tàng (có thể gọi là bào tàng Thăng Long) hoặc dành một phần diện tích trong Nhà Quốc hội (mới) để trưng bày những tài liệu, hiện vật, mô hình hiện trạng di tích khai quật được ở khu vực này.

3. Trong trường hợp chưa đủ các điều kiện về quản lý, bảo vệ, bảo quản, kỹ thuật và tài chính để bào tồn tại chỗ thì tạm lấp cát, khi nào hội đủ điều kiện sẽ khai quật lại để bảo tồn và phát huy giá trị di tích này.

Trước 3 giải pháp nêu trên, Bộ VH-TT khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với Trung tâm KHXH & NV quốc gia tham khảo ý kiến của các nhà khoa học trong và ngoài nước để xem xét đánh giá một cách khoa học kết quả khai quật và đề xuất phương án bào tồn và phát huy giá trị di tích có ý nghĩa đặc biệt này.

DYXI9WnV.jpgPhóng to
Kệ kê cột bằng đá được cho là thuộc thời Trần
Bộ trưởng Bộ VH-TT Phạm Quang Nghị cũng đã thừa nhận có nhiều luồng ý kiến khác nhau, mỗi người đều có lý do riêng để chọn phương án họ cho rằng thích hợp nhất. "Thậm chí, có cả phương án phải lấp cát lại đã vì ta chưa đủ trình độ, tiền bạc và thời gian đánh giá đó là của triều Lý-Trần hay Lê, ngồi mà bàn luận cho rõ thì lâu quá nên cứ lấp cát lại để mai sau con cháu trưởng thành, khoa học phát triển, tài chính dồi dào thì đào hết cát lên rồi tính. Phương án nào có lợi nhất cho đất nước và dân tộc, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tài chính và trình độ kỹ thuật... sẽ được lựa chọn".

Theo ý kiến của ông Đào Quý Cảnh - một nhà khảo cổ học trực tiếp tham gia khai quật - thì với diện tích còn lại (khoảng 6.000m2) giữ lại và tiến hành khai quật từ đầu 2004 - trước 2010 để chuẩn bị cho 1.000 năm Thăng Long. Sau đó sẽ tiếp tục khai quật, lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới.

dYXpfzNN.jpgPhóng to
Bình rượu gốm thời Trần

Hiện di tích đã lộ ra 16.000m2, bề mặt di tích này càng để lâu phơi ra nắng gió thì sẽ nhanh hỏng. Hiện tại bề mặt các khố khai quật đã nứt nẻ, bong tróc và thiếu độ kết dính.

Việc bảo quản những gì đã thu được khá đơn giản: các nhà khảo cổ học có kinh nghiệm cho rằng cần phủ lên trên bề mặt một lớp nilon, khoan các lỗ thoát nước và đổ cát lên trên. Khi nào có điều kiện bảo tồn thì dỡ lớp cát đó đi.

Ông Cảnh cũng nói thêm dù thế nào vẫn phải giữ lại một phần di tích đáng kể cho các thế hệ sau làm tiếp vì họ có điều kiện, phương tiện nghiên cứu tốt hơn, tổng kết được kinh nghiệm của những người khai quật trước.

Cách làm này không hề xa lạ với thế giới. Tiêu biểu là cách làm với mộ Tần Thuỷ Hoàng của các nhà khảo cổ Trung Quốc. Trong giai đoạn hiện nay khi phương tiện kỹ thuật và kinh nghiệm bảo tồn di tích ngoài trời vẫn còn kém, chúng ta cần vài năm để đào tạo cán bộ khảo cổ theo kinh nghiệm nước ngoài.

Sẽ trưng bày hiện vật khảo cổ ở Ba Đình trước SEA Games

Y7UUZccO.jpgPhóng to
Bình gốm cổ đời Trần được tìm thấy tại khu vực khảo cổ
Cũng trong buổi họp báo sáng nay, Phó viện trưởng Viện Khảo cổ Tống Trung Tín cho biết, các cơ quan chức năng đang xem xét tổ chức trưng bày hiện vật khảo cổ phục vụ nhân dân và khách du lịch trong dịp SEA Games.

Việc này đang được UBND Hà Nội ủng hộ mạnh mẽ, với mong muốn quảng bá lịch sử 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tuy nhiên, nhu cầu tham quan trực tiếp hiện trường khai quật sẽ chưa thể được đáp ứng, bởi du khách dễ làm hư hỏng hiện vật cũng như nền đất của từng giai đoạn lịch sử đã lộ thiên.

Để cung cấp kịp thời thông tin khảo cổ, mỗi tháng một lần trong các buổi giao ban báo chí, Bộ Văn hóa – thông tin sẽ thông báo kết quả mới nhất của công trình khai quật.

Tiến sĩ Tống Trung Tín cho hay, khoảng 3 tháng nữa, việc khai quật 22.400 m2 trong dự án khảo cổ sẽ hoàn tất. Viện Khảo cổ sẽ lập dự án khai quật mở rộng sang toàn bộ phần còn lại của khu vực dự kiến xây nhà Quốc hội, diện tích trên 25.000 m2.

Đại sứ quán các nước Nhật, Australia và một số Việt kiều đã đặt vấn đề tài trợ, gửi chuyên gia giúp Việt Nam khai thác và bảo tồn di sản văn hóa phát lộ trong quá trình khai quật khảo cổ. Theo một cán bộ Viện Khảo cổ, để nhận được hỗ trợ từ bên ngoài, đầu tiên phía VN phải có lời mời, kêu gọi giúp đỡ. Trả lời câu hỏi của báo chí về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ VH-TT Phạm Quang Nghị cho biết, sẽ sớm công bố chính thức kết quả khảo cổ ra nước ngoài để kêu gọi hỗ trợ tài chính, kỹ thuật.

Theo VNN - VnE
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    di ch\u1ec9 th\u00e0nh Th\u0103ng Long x\u01b0a nh\u01b0 l\u00e0 m\u1ed9t s\u1ef1 \u0111\u00f3ng g\u00f3p to l\u1edbn v\u00e0o kho t\u00e0ng di s\u1ea3n v\u0103n ho\u00e1 c\u1ee7a d\u00e2n t\u1ed9c. Ba ph\u01b0\u01a1ng \u00e1n b\u1ea3o t\u1ed3n v\u00e0 ph\u00e1t huy gi\u00e1 tr\u1ecb di t\u00edch n\u00e0y \u0111\u00e3 \u0111\u01b0\u1ee3c \u0111\u01b0a ra, nh\u01b0ng B\u1ed9 tr\u01b0\u1edfng B\u1ed9 VH-TT Ph\u1ea1m Quang Ngh\u1ecb cho r\u1eb1ng \'\'ch\u01b0a c\u00f3 \u0111\u01b0\u1ee3c ph\u01b0\u01a1ng \u00e1n t\u1ed1i \u01b0u\'\'." />