Cô giáo trẻ Ngô Ngọc Châu nằm điều trị tại nhà với sự chăm sóc của người thân - Ảnh: SONG ANH
Tốt nghiệp đại học sư phạm loại giỏi năm 2007, cô Châu háo hức về làm giáo viên tại Trường THPT Huỳnh Văn Sâm, huyện Cái Bè (Tiền Giang).
Nhưng mới chỉ được nửa tháng, trong giờ lên lớp cô bị ngất xỉu. Bác sĩ chẩn đoán cô bị lao màng não, lao cột sống, lao tủy sống. Những căn bệnh quái ác đã khép lại tương lai của cô giáo trẻ.
"Tôi cũng hy vọng nhiều lắm nhưng hoàn cảnh hiện nay đặc biệt khó khăn không biết sẽ ra sao. Hiện gia đình còn nợ ngân hàng trên 80 triệu chi phí chạy chữa cho tôi suốt 10 năm qua..."
Cô giáo Ngô Ngọc Châu khóc nghẹn kể
Theo bà Nương, giờ thì chồng bà làm mướn làm thuê, ai kêu gì thì làm nấy, mỗi ngày cũng chỉ được khoảng 100.000 đồng. Thấy con nằm một chỗ đau đớn quá nhưng biết làm sao hơn.
Bà Nương kể thêm, sau khi phẫu thuật và điều trị tại TP.HCM hơn 6 tháng, Châu được xuất viện nhưng tinh thần không ổn định và mất trí nhớ nghiêm trọng. Cả 3 người em gái của cô phải tạm nghỉ học đi làm thuê kiếm tiền lo chữa bệnh cho chị.
Riêng căn nhà của gia đình cô ở ấp Ông Tín, xã Trà Côn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) đã xuống cấp nhiều, khi có mưa dột lỗ chỗ.
Trước đây, gia đình còn thường xuyên đưa Châu đi tái khám tại TP.HCM, nhưng hơn 5 năm qua, do không có tiền nên chỉ đem cô đến khám và nhận thuốc tại trung tâm y tế huyện Tam Bình (tỉnh Vĩnh Long) theo diện BHYT. Mỗi lần tái khám chỉ mất khoảng 100 đến 200 ngàn đồng nhưng có khi gia đình phải đi vay mượn mới có.
Ông Nguyễn Văn Tằng, trưởng ấp Ông Tín, cho biết: "Hoàn cảnh cô Châu rất đáng thương, địa phương đã xin được chiếc xe lăn và chế độ hỗ trợ cho người tàn tật cho Châu mỗi tháng xấp xỉ 400.000 đồng, ngoài ra cũng vận động thêm nhưng chẳng được là bao".
Mới đây do rất cố gắng tập luyện, hai tay cô đã trở lại bình thường, hai chân cũng đã bắt đầu có cảm giác trở lại. Tuy nhiên do gia cảnh quá khó khăn nên cô không đủ khả năng lên tuyến trên điều trị nên khả năng phục hồi rất chậm.
Cô Châu cho biết có một tổ chức từ thiện hứa sẽ hỗ trợ chi phí cấy tế bào gốc lên tủy nhưng bác sĩ nói tủy của cô hư rất nhiều, giờ cần được bồi dưỡng ăn uống và có tinh thần lạc quan thì mới hy vọng tái tạo tủy.
Chuyên mục "Nhịp cầu nhân ái" của báo Tuổi Trẻ đăng tải các địa chỉ, hoàn cảnh cần giúp đỡ và thông tin phản hồi về sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm.
Bạn đọc có thể giới thiệu các hoàn cảnh không may, khốn khó, bệnh tật, tai nạn bất ngờ... không còn khả năng tự giải quyết được để báo Tuổi Trẻ xác minh và đăng tải trên chuyên mục này.
Thông tin giới thiệu gửi qua email: [email protected] hoặc ban công tác xã hội báo Tuổi Trẻ theo địa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
"Nhịp cầu nhân ái" mong nhận được sự chia sẻ từ quý bạn đọc. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về báo Tuổi Trẻ, "Nhịp cầu nhân ái" sẽ công khai sự giúp đỡ và cam kết trao tận tay người cần được giúp đỡ.
Địa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Điện thoại: (08) 39973838. Số tài khoản: * VND: 113000006100, Ngân hàng Công thương chi nhánh 3 TP.HCM; chủ tài khoản: báo Tuổi Trẻ. * USD: 007.137.0195.845 * EUR: 007.114.0373.054.
Vui lòng ghi rõ: Nhịp cầu nhân ái - mã số 103, giúp đỡ cô giáo Ngô Ngọc Châu, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận