22/01/2004 06:05 GMT+7

Nhà văn hóa Hữu Ngọc nói về "Người Việt chất lượng cao"

Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Tôi hiểu ý ngầm của thuật ngữ này. Đó là một khái niệm khá thú vị, nhưng theo tôi, ở đây không thể khu biệt những tích cách "chất lượng cao" cho một nhóm người nào đó mà phải lan toả nó ra toàn xã hội. Có nghĩa là đụng đến một vấn đề đang làm đau đầu xã hội hiện nay: giáo dục toàn dân.

MnajGdE7.jpgPhóng to
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng
Tôi hiểu ý ngầm của thuật ngữ này. Đó là một khái niệm khá thú vị, nhưng theo tôi, ở đây không thể khu biệt những tích cách "chất lượng cao" cho một nhóm người nào đó mà phải lan toả nó ra toàn xã hội. Có nghĩa là đụng đến một vấn đề đang làm đau đầu xã hội hiện nay: giáo dục toàn dân.

Từ trước đến nay, chúng ta chỉ chủ yếu nói về những mặt tích cực trong tính cách người Việt: yêu nước, thương nòi, dũng cảm, cần cù, chịu khó…Nhưng chúng ta thường "kiêng" nói đến những mặt tiêu cực trong tính cách Việt. Theo tôi, một tính cách quan trọng cần có của người Việt trong thời kỳ hội nhập chính là phải khiêm tốn, chặt chẽ, biết nhìn ra những nhược điểm, yếu kém của chính mình.

Trước hết là ý thức công dân. Chúng ta có thể anh dũng chết trước mặt kẻ thù, nhưng phê phán cấp trên thì không! Có thể nhẹ nhàng nhận cái chết trên chiến trường, nhưng cũng sẵn sàng xéo lên vườn hoa, cây cỏ. Ai phê bình thì tự ái. Tôi nhớ trong một cuộc họp, có người nói rằng dân mình thiếu chữ tín, không tôn trọng lời hứa; thế là một nhà văn có tên tuổi đứng lên gay gắt bảo rằng nếu như dân ta không thật thà thì làm sao đánh thắng được quân Nguyên. Đại loại là như thế…

Mới đây, ở TQ, có xuất bản cuốn Người Trung Quốc xấu xí của nhà văn Bá Dương. Theo tôi, cũng nên có một cuốn sách tương tự như thế cho người Việt. Còn có một cuốn sách khác, cuốn "Người Trung Quốc tự trào". Cần phải biết tự trào về những thói hư tật xấu của mình. Có bệnh thì chữa và đó chính là sức mạnh. Ở nhiều nước, người ta tổ chức những điều tra xã hội học rất thú vị, như tỉ lệ người nói dối trong xã hội, tỉ lệ người biết quan tâm đến người khác…

Một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường là tính cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, vai trò văn hóa là rất quan trọng. Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, ngoài cuộc đua tranh về tiềm lực quân sự, cả hai bên Đông - Tây đều lao vào cuộc đua tranh về kinh tế với quan niệm cho rằng sự vượt trội về tiềm lực kinh tế sẽ có ý nghĩa quyết định đối với thành bại về đại cục!

Nhưng rồi người ta hiểu ra rằng sự phát triển đơn thuần về kinh tế không có nghĩa là một đảm bảo chắc chắn cho cái gọi là "chất lượng sống". Nó như cái kén của con tằm, được tạo ra cho chính nó chứ không phải cho ai khác. Cần tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, không áp đặt những quy chuẩn chung cho tất cả; mà có áp đặt cũng không được.

Có lần tôi dành ra cả một buối để thuyết trình cho nhiều người nước ngoài hiểu về khẩu hiệu của chúng ta: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Sau buổi thuyết trình, một người Mỹ tới gặp tôi và bảo: "Khẩu hiệu này cũng hợp với nước chúng tôi"!

Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên