23/10/2003 10:46 GMT+7

Rất ít bị phát hiện?

DIỆP VĂN SƠN 
DIỆP VĂN SƠN 

TT - Trong báo cáo trình bày trước Quốc hội, Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đề cập: “Cán bộ công chức: hiện tượng chạy chức, chạy dự án, chạy tội... được nhiều nơi nói tới nhưng rất ít bị phát hiện. Các biện pháp chống tham nhũng đạt hiệu quả thấp”. “Nhiều nơi” nhưng “rất ít bị phát hiện” có cái gì bất bình thường ở đây?...

VFq281Nr.jpgPhóng to
TT - Trong báo cáo trình bày trước Quốc hội, Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đề cập: “Cán bộ công chức: hiện tượng chạy chức, chạy dự án, chạy tội... được nhiều nơi nói tới nhưng rất ít bị phát hiện. Các biện pháp chống tham nhũng đạt hiệu quả thấp”. “Nhiều nơi” nhưng “rất ít bị phát hiện” có cái gì bất bình thường ở đây?...

Thử nghĩ, có một kẻ nào đó chạy được vào một vị trí cao thì lập tức hình thành ở bên dưới những đường dây noi gương, chúng phát triển như một thứ bệnh dịch lây lan rất nhanh. Đến lúc này kẻ trước kia đi chạy lại là người ban phát.

Phải nói rằng đến một lúc nào đó tự nhiên sẽ hình thành một cơ chế bảo vệ thành quả chạy được. Đấy là một sự ràng buộc ngầm tự giác theo hệ thống dọc và ngang rất vững chắc, hiệu quả. Chính vì thế mà tuy nhiều nhưng rất khó phát hiện, mà nếu có phát hiện không dễ gì xử lý được. Phải thấy rằng tiêu cực có cơ chế tự động tập hợp lại, tạo vỏ bọc và đề kháng rất mạnh.

Nhiều nơi nói tới tức có nhiều người biết. Nhưng tại sao ít có ai dám nói công khai với tổ chức? Đó là điều đáng suy nghĩ - Nó nằm ở chỗ chúng ta chưa có cơ chế bảo vệ người nói lên sự thật, quần chúng và cán bộ công chức chưa thật tin sự trong sáng của tổ chức và tổ chức cũng chưa làm tròn trách nhiệm với người tố cáo, nếu không muốn nói là còn đó nạn ô dù trù dập. Không ít trường hợp tên bắn ra không trúng đích mà quay lại trúng người bắn.

Chúng ta nói đã nhiều trên phương tiện thông tin đại chúng, tại các diễn đàn, họp nội bộ, họp mở rộng, tiếp xúc cử tri, thậm chí tại những lúc trà dư tửu hậu đều thấy nhắc đến các hiện tượng “chạy”. Đến mức có ý kiến cho rằng chạy đã trở thành một thứ văn hóa phản văn hóa trong đời sống hiện nay - “văn hóa chạy”. Chạy đã trở thành phổ biến, có tính chất hệ thống, nó nằm trong những biểu hiện suy thoái về đạo đức mà văn kiện Đại hội Đảng lần IX đánh giá là suy thoái trở thành “một bộ phận không nhỏ” trong cán bộ công chức.

Nói nhiều mà không làm chỉ tổ gây mất lòng tin. Vấn đề là biện pháp và thái độ cương quyết. Biện pháp đã có nhiều, nhưng thái độ cương quyết thì vẫn thiếu. Thái độ cương quyết làm trong sạch nội bộ của mỗi người dù ở bất cứ cấp nào, tổ chức nào giờ đây là thước đo phẩm chất cách mạng trước “văn hóa chạy”.

DIỆP VĂN SƠN 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên