09/02/2025 12:45 GMT+7

Người người cười vui khi nhận ấn ở khai hội xuân Tây Yên Tử

Sáng 9-2 (12 tháng giêng năm Ất Tỵ), Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Giang và khai hội Tây Yên Tử năm 2025 khai mạc.

Người người cười vui khi nhận ấn ở khai hội xuân Tây Yên Tử - Ảnh 1.

Niềm vui của nữ du khách khi nhận được ấn thiêng tại khai hội xuân Tây Yên Tử - Ảnh: HÀ QUÂN

Theo ông Mai Sơn - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang, lễ hội xuân Tây Yên Tử trở thành cầu nối giữa giáo lý Phật pháp Trúc Lâm với đời sống hiện đại, lan tỏa tư tưởng "vì dân tộc, vì chúng sinh".

Đây không chỉ là lễ hội tâm linh mà còn là dịp để mỗi người chiêm nghiệm về lối sống hòa hợp với thiên nhiên, như lời dạy của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Khai hội xuân Tây Yên Tử dưới trời rét 12 độ C

Sáng cùng ngày, tỉnh tổ chức lễ rước bài vị Tam Tổ Trúc Lâm từ chùa Vĩnh Nghiêm (TP Bắc Giang) lên chùa Hạ Tây Yên Tử (huyện Sơn Động) nhằm thể hiện tư tưởng Phật giáo trong ngày đầu xuân, được định hình khi nhắc tới vùng đất thấm đẫm văn hóa Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử.

Người người cười vui khi nhận ấn ở khai hội xuân Tây Yên Tử - Ảnh 2.

Lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang và các đại biểu dâng hương trước khi thực hiện lễ rước bài vị Tam Tổ Trúc Lâm - Ảnh: M.THU

Chùa Vĩnh Nghiêm được Phật hoàng Trần Nhân Tông tu bổ và xây dựng thành trung tâm Phật giáo quan trọng của Thiền phái Trúc Lâm. Ngôi chùa 700 năm lịch sử này là nơi con đường Hoằng dương Phật pháp đi qua.

Con đường Hoằng dương Phật pháp được biết là nơi các đồ đệ của Phật hoàng Trần Nhân Tông theo hướng phía tây đi mở mang, xây dựng nhiều chùa tháp, phát triển đạo Phật khắp mạn Bắc Giang.

Theo ban tổ chức, đoàn rước có 51 xe (bằng số tuổi của Phật hoàng Trần Nhân Tông) chở cờ hội, cờ Phật giáo, mâm lễ, bài vị Tam Tổ Trúc Lâm, tăng, ni, Phật tử bảo đảm tính tôn nghiêm, trang trọng theo đúng nghi thức Phật giáo.

Người người cười vui khi nhận ấn ở khai hội xuân Tây Yên Tử - Ảnh 3.

Các nhà sư và đại biểu thực hiện nghi lễ tại chùa Vĩnh Nghiêm - Ảnh: M.THU

Ba vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm gồm tổ đệ nhất là thượng hoàng, thiền sư Trần Nhân Tông (1258 - 1308), tổ đệ nhị là thiền sư Pháp Loa (1284 - 0) và tổ đệ tam là thiền sư Huyền Quang (1254 - 4). Cả ba vị đều tu thành đạo ở chùa Vĩnh Nghiêm.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang, tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với hai tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương hoàn thiện hồ sơ đệ trình lên UNESCO đề nghị công nhận quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là di sản thế giới. Năm 2024, khách du lịch đến Bắc Giang đạt gần 2,7 triệu lượt, tăng 32% so với năm 2023.

Người người cười vui khi nhận ấn ở khai hội xuân Tây Yên Tử - Ảnh 4.

Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn nhấn mạnh du khách sẽ được đắm chìm trong hành trình kỳ diệu khi khám phá Tây Yên Tử - Ảnh: TRẦN KHIÊM

Người người cười vui khi nhận ấn ở khai hội xuân Tây Yên Tử - Ảnh 5.

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu đánh trống khai hội xuân Tây Yên Tử - Ảnh: THÀNH CÔNG

Người người cười vui khi nhận ấn ở khai hội xuân Tây Yên Tử - Ảnh 6.

Do số lượng người dân nhận ấn lớn, ban tổ chức phải nhắc nhở du khách xếp hàng, đảm bảo trật tự - Ảnh: THÀNH CÔNG

Người người cười vui khi nhận ấn ở khai hội xuân Tây Yên Tử - Ảnh 7.

Nụ cười của những bạn trẻ nhận được ấn ở khai hội xuân Tây Yên Tử - Ảnh: HÀ QUÂN

Người người cười vui khi nhận ấn ở khai hội xuân Tây Yên Tử - Ảnh 8.

Du khách, Phật tử và cả các bạn trẻ trong niềm vui nhận ấn tại khai hội Tây Yên Tử cầu mong năm mới bình an - Ảnh: HÀ QUÂN

Người người cười vui khi nhận ấn ở khai hội xuân Tây Yên Tử - Ảnh 9.

Dù trời rét chỉ khoảng 12 độ C, nhiều du khách, Phật tử thập phương đã đến khai hội xuân Tây Yên Tử - Ảnh: HÀ QUÂN

Tuần Văn hóa - Du lịch và khai hội xuân Tây Yên Tử năm 2025 còn tổ chức biểu diễn nghệ thuật chèo, liên hoan hát then - đàn tính, lễ hội hát Sloong hao và phiên chợ xuân vùng cao Tân Sơn (Lục Ngạn)…

Khai hội xuân Tây Yên Tử, người người nở niềm vui vì nhận ấn thiêng - Ảnh 9.Khai hội xuân Tây Yên Tử: Bắc Giang sẽ có Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu 'chuẩn'

Tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt, đảm bảo không có hiện tượng mê tín dị đoan, tung tiền lẻ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên