Phóng to |
"power by a addict Linux", một câu khẩu hiệu tiếng Anh ... dành cho người dùng Việt? |
Vietkey Linux 3.0 có thể download miễn phí trên mạng internet, chỉ một file ISO tại website của Vietkey. Phải đến ngày cuối tuần thứ hai sau khi đã download Vietkey Linux 3.0 tôi mới có thời gian và can đảm để ngồi cài đặt và dùng thử.
Kể từ lúc chính thức ra đời Vietkey Linux đến nay, vẫn chưa có một bài đánh giá nào về nó ngoại trừ các bài viết giới thiệu tính năng là chính trên các tạp chí tin học. Thật khó để viết một bài đánh giá kiểu như "Có gì mới trong Vietkey Linux 3.0" hay "Linux tiếng Việt: so sánh giữa Vietkey Linux và Mandrake Linux", ...
Bởi lẽ từ khi ra bản chính thức Vietkey Linux 2.4 đến nay, vẫn chưa có mấy người dùng được tiếp cận với một bản phát hành chính thức của nó. Tôi đã có dịp dùng thử Vietkey Linux 2.4, nếu bạn cũng đã sử dụng qua thì dễ nhận thấy tính năng và cấu trúc của nó không khác gì mấy so với Red Hat Linux 7.x.
Vietkey Linux 3.0 cũng không có thay đổi gì lớn so với phiên bản 2.4 (sau khi tôi đã dùng thử). Do đó, trong bài viết này tôi không nhằm mục đích giới thiệu tính năng của Vietkey Linux 3.0, mà chỉ đưa ra những nhận xét, đánh giá với tư cách một người dùng "tương đối thành thạo Linux" và có lẽ cũng hơi "khó tính" với một phiên bản Linux đã được công bố là "một sản phẩm độc lập có nhiều tính năng tương đương hoặc trội hơn Red Hat Linux".Vietkey Linux đi kèm với hơn 550 trang tài liệu hướng dẫn cài đặt và hướng dẫn sử dụng, tuy các tài liệu này được viết cho phiên bản 2.4 với nhiều hình ảnh minh họa đã lạc hậu so với phiên bản 3.0 các bạn cũng nên dành thời gian tham khảo nếu mới làm quen với Linux. Phần tài liệu hướng dẫn hơn 500 trang là một cẩm nang về KDE khi có hướng dẫn chi tiết cho hầu như toàn bộ các ứng dụng trong KDE 3.0.
Môi trường thử nghiệm
Pentium II 400Mhz , 256MB RAM
Monitor Phillips
105S VGA Intel740, 8MB
Soundcard Yamaha OLP3-SA3, modem Motorola SM56 PCI
CDROM Asus 52x
Cài đặt
Không có nhiều thay đổi so với trình cài đặt của bản Vietkey Linux 2.4. Giao diện cài đặt đồ họa tương đối thân thiện, hình ảnh đẹp, chạy khá trơn khi nhận dạng đúng màn hình và card đồ hoạ trên máy của tôi.
Theo nhận xét của tôi, các bước cài đặt vẫn là "quá nhiều" đối với một bản Linux chỉ dùng để bàn (desktop), nếu cài đặt trên màn hình 640x480 các menu bước cài đặt cuối sẽ bị chồng lên nhau. Phần cài đặt máy trạm mặc định chiếm 1.8GB đĩa cứng và mất đến hơn 30 phút để hoàn thành, có cảm giác là hơi chậm.
Phóng to |
Giao diện đồ họa KDE bằng tiếng Việt |
Mặc dù có tạo một user thông thường lúc cài đặt, tôi bắt đầu "tua" Vietkey Linux 3.0 với user "root". Màn hình login của Vietkey Linux 3.0 hoàn toàn thiếu "cá tính" khi không có logo riêng, chỉ một nền xanh vàng không có gì đặc sắc, nếu không nói là xấu. Màn hình desktop KDE cũng tương tự khi sử dụng ảnh nền "power by a addict Linux", một câu khẩu hiệu tiếng Anh ... dành cho người dùng Việt?Không có nhiều thay đổi trong giao diện tiếng Việt của KDE (kde-i18n-vi), mặc dù được Việt hoá khá tốt, vẫn còn nhiều lỗi và sai sót về dịch thuật, chính tả và hầu như không có cập nhật mới so với phiên bản trước.
Vietkey Linux 3.0 cũng cập nhật nhanh kiểu trang trí bằng theme Bluecurve của Red Hat (thậm chí cả từ Lindows, xem các ảnh chụp bên dưới), tuy đẹp nhưng theo tôi lại vô tình trở nên thiếu "cá tính", chắp vá và phụ thuộc nhiều hơn. Trong khi đó, nếu chọn theme trang trí mặc định của KDE 3.1 hình ảnh cũng đẹp không kém.
Phóng to |
"Trung tâm điều khiển KDE" còn quá rườm rà |
Phóng to |
Trình xem ảnh babysee có giao diện...tiếng Nhật (Hoa) |
OpenOffice và Mozilla Việt hoá
Phóng to |
Phần mềm OpenOffice được Việt hóa khá cẩn thận, rõ ràng dễ hiểu |
Với bộ OpenOffice, có lẽ cần phải nhắc đến công lao của nhóm CMC khi Việt hoá khá hoàn chỉnh từ hơn một năm trước và cho phép người dùng download miễn phí từ interrnet (đáng tiếc là họ lại không "màng" đến việc phối hợp với OpenOffice.org để đóng góp phần việc của mình cho cộng đồng).Bài viết này được soạn thảo bằng Mozilla Composer đi kèm với Vietkey Linux 3.0. Cả OpenOffice và Mozilla đều sử dụng các phông Unicode hỗ trợ tiếng Việt của Microsoft nên hiển thị rất tốt. Điều khiến tôi hơi băn khoăn là việc sử dụng bộ phông chuẩn của Microsoft trong bản đóng gói phát hành miễn phí liệu có đảm bảo tính hợp pháp về bản quyền không?
Và những "hạt sạn" khó nuốt
Phóng to |
Trình duyệt web Mozilla được Việt hóa rất cẩn thận |
Bộ cài đặt
Giao diện text màn hình chào mừng của bộ cài đặt Vietkey Linux 3.0 vẫn còn ghi là "Chào mừng các bạn đến với đến với Vietkey Linux 2.4!", có thể thấy ngay việc đóng gói không theo một quy trình và tiêu chuẩn nào cả.
Chưa kể, những người Việt hoá lại mắc lỗi chính tả không thể chấp nhận là tất cả các chữ "tiếng việt" đều không viết hoa chữ Việt (cô bạn gái tôi vẫn thường bảo em thích "tiếng anh" làm tôi tưởng giọng mình chắc nghe hay lắm, ngờ đâu là cô ấy thích tiếng Anh!). Nếu chọn chế độ cài đặt text, sẽ không thể cài đặt được vì không hiển thị được font chữ.
Chế độ người dùng không được kiểm traĐăng nhập với tài khoản người dùng bình thường sẽ không thể chạy được bộ ứng dụng OpenOffice. Đây là một lỗi quá nặng! Lý do là người đóng gói "lại" phần mềm này không hiểu rõ nó (từ bản đóng gói của Red Hat) và không nắm chuẩn đóng gói RPM. Để "tiện" cho người dùng "root", OpenOffice được setup trước cho user này rồi đem gói lại luôn.Không thoát khỏi bóng của "ông lớn" Red Hat
Phóng to |
Trang mặc định của trình duyệt web Konqueror được viết bằng tiếng Anh và giới thiệu...Red Hat |
Đóng gói kiểu "nghiệp dư"
So với bản Vietkey Linux 2.4 - giữ nguyên toàn bộ các gói RPM của Red Hat Linux - Vietkey Linux 3.0 đã có phần lớn các gói được đóng gói "tại chỗ" (nói theo kiểu sản xuất công nghiệp là nâng cao tỉ lệ nội địa hoá sản phẩm).
Tuy nhiên việc đóng gói vẫn mang đậm chất "nghiệp dư" khi xem thông tin Vendor của các gói thì có đến 8 vendor khác nhau: Vietkey Group, Vietkey Group (Vietkhang.JSC), Vietkey Group & Viet Khang JSC (?), Red Hat Inc., Freshrpms.net, Pimpin' Penguins, Fedora Linux, LAPIS Team, chưa kể một số gói không có thông tin vendor (none).
Do cách làm "mở ra gói lại" nên để cung cấp trình nghe nhạc xmms có hỗ trợ mp3, Vietkey Linux 3.0 phải đóng 2 gói: xmms-1.2.7-1 từ Red Hat và xmms-mp3-1.2.7-21.p.fr1 từ Freshrpms.net thay vì có thể chỉ cần đóng 1 gói từ mã nguồn.
Khi loay hoay tìm cách kết nối internet bằng wvdial tôi mới phát hiện ra là wvdial được cài đặt mà không kèm thư viện wvstreams nên không thể chạy được. Không biết liệu sẽ còn có phần mềm nào được "rút gọn" thư viện cần thiết cho vừa 1đĩa CD hay không?Người dùng mới làm quen với Vietkey Linux cũng sẽ không có công cụ hỗ trợ thêm bớt các gói phần mềm dạng RPM dạng đồ hoạ. Lý do là Kpackage đã "đi vắng" trong KDE 3.1, còn trình quản lý gói của Red Hat redhat-config-packages lại không chịu làm việc do sai lệch về cơ sở dữ liệu thông tin các gói.
Vietkey Linux đã có thể là một lựa chọn ?
Liệu Vietkey Linux đã có thể là một sự lựa chọn để trên bàn làm việc của bạn? Có thể, nếu bạn không còn có sự lựa chọn nào khác! Những gì mà Vietkey Group công bố sau "5 năm thai nghén và 2 năm thi công" cho thấy những gì họ làm được vẫn còn ít ỏi so với những gì đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Các chi tiết kỹ thuật của Vietkey Linux chứng tỏ họ hoàn toàn không có chiến lược phát triển rõ ràng (tự xây dựng độc lập hay làm theo Red Hat, xuất xưởng phiên bản theo tiêu chí nào, ...), việc đóng gói sản phẩm vẫn mang tính tự phát, bị động, không có quy trình tổ chức và hoàn toàn chắp vá.
Cho đến nay, ưu điểm nổi trội của Vietkey Linux vẫn chỉ là gói gọn trong một CD và các gói phần mềm hỗ trợ tiếng Việt, ngoài ra không còn nét đặc trưng nào khác. Đó là chưa kể nếu xét về tính thân thiện và khả năng hỗ trợ người dùng thì Vietkey Linux còn thua xa Red Hat, SuSe hay Mandrake Linux.
Nếu bạn đã từng dùng qua một bản Linux chuyên nghiệp như Red Hat, Mandrake, để sử dụng tiếng Việt bạn sẽ chọn Vietkey Linux hay theo công thức sau: Linux tôi thích + unicode-ttfonts + kde-i18n-vi + xvnkb + OpenOffice Việt hoá + Mozilla Việt hoá ?Với cách làm hiện tại của Vietkey Group: sản phẩm mặc dù là tự do nhưng không sớm đến được tay người dùng để kiểm thử và phản hồi, mã nguồn không được cung cấp rộng rãi cho cộng đồng phát triển. Điều này chỉ khiến Vietkey Linux tiếp tục thiếu hoàn chỉnh, lặp lại khiếm khuyết và những gì được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng càng trở nên đáng ngờ về tính xác thực.
Phản hồi về bài viết, trao đổi về Linux và các vấn đề liên quan có thể tham gia kênh hội thoại trực tuyến #unixcircle - irc.unixcircle.com:6667, mailing list [email protected] hoặc liên hệ với tác giả qua [email protected] .
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận