03/09/2003 15:00 GMT+7

Thí điểm chương trình THPT phân ban mới: Có lặp lại vết xe cũ?

Nhóm PV giáo dục
Nhóm PV giáo dục

TT(TPHCM) - Từ năm học 2003-2004, chương trình THPT phân ban mới sẽ được thí điểm tại 11 tỉnh thành đại diện các vùng miền khác nhau của cả nước. Như vậy, một lần nữa chương trình THPT phân ban lại được thí điểm, và vì vậy mà mặc dù hết sức lạc quan, những ai quan tâm đến giáo dục cũng không thể không đặt câu hỏi: liệu lần này những người thiết kế chương trình có học hỏi được điều gì từ bài học thí điểm xót xa trước đây (1990-1997)?

jEIA6dd6.jpgPhóng to
Phụ huynh nộp hồ sơ nhập học lớp 10 trường PTTH Lê Quí Đôn- một trong 4 trường tại TPHCM thí điểm trương trình phân ban năm học 2003-2004
TT(TPHCM) - Từ năm học 2003-2004, chương trình THPT phân ban mới sẽ được thí điểm tại 11 tỉnh thành đại diện các vùng miền khác nhau của cả nước. Như vậy, một lần nữa chương trình THPT phân ban lại được thí điểm, và vì vậy mà mặc dù hết sức lạc quan, những ai quan tâm đến giáo dục cũng không thể không đặt câu hỏi: liệu lần này những người thiết kế chương trình có học hỏi được điều gì từ bài học thí điểm xót xa trước đây (1990-1997)?

Ông Lê Huy Cảnh (hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hiền, TP.HCM): Phải cải tiến phương pháp giảng dạy như thế nào?

Tôi chỉ băn khoăn với nội dung chương trình này, để chuyển tải lượng kiến thức của sách giáo khoa mới đến HS thì yêu cầu phải cải tiến phương pháp giảng dạy như thế nào? Thời gian tập huấn của sở chỉ vỡ ra nội dung chương trình, ý đồ của người viết sách. Nếu như có thời gian tập huấn sâu thì tốt hơn. Để thực hiện việc này, tôi đang cho giáo viên (GV) tự nghiên cứu, và từ nay đến đầu năm học tổ chức các nhóm chuyên môn soạn giáo án, dạy thử một số tiết rút kinh nghiệm. Qua đó có thể có một số vấn đề sẽ nảy sinh.

Ông Đặng Chính Nghĩa (hiệu trưởng Trường trung học Thực hành ĐHSP TP.HCM): Để hiểu được tinh thần sách mới không phải đơn giản

Tôi đã trực tiếp tham dự việc triển khai sách mới, qua đó cũng có một số vấn đề còn băn khoăn. Sách giáo khoa mới viết rất chặt chẽ trên cơ sở kế thừa sách cũ (phân ban và không phân ban). Tuy nhiên, điều mà GV băn khoăn là khối lượng kiến thức quá lớn (tiếp cận kiến thức hiện đại, nhiều kiến thức có ở chương trình đại học), đồng thời phải tiếp cận phương pháp giảng dạy mới... Ngay cả để hiểu tinh thần của sách giáo khoa cũng không đơn giản. Ở trường tôi có 40% tiến sĩ nhưng để hiểu được tinh thần của sách mới cũng phải mở nhiều cuộc hội thảo. Mà nếu không hiểu sẽ dạy vẹt.

Ông Bùi Văn Thanh (hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội): Sẽ rất bị động về giáo viên

Trong số 760 HS khối lớp 10 năm học này của trường có tới 75% đăng

Chương trình mới có những thay đổi đáng kể: ngoài các môn học, hoạt động giáo dục của kế hoạch giáo dục cấp THPT hiện hành, bổ sung môn tin học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động hướng nghiệp vào chương trình bắt buộc.

Giảm thời lượng các môn học truyền thống để dành thời gian cho một số nội dung mới và cho giáo trình tự chọn của trường THPT.

Về hình thức, chương trình THPT mới được phân hóa bằng việc chia thành hai ban.

Ban khoa học tự nhiên (ban A) có yêu cầu trên nền học vấn phổ thông, HS có kiến thức và kỹ năng cao hơn ở các môn toán, vật lý, hóa học, sinh học (các môn được phân hóa), chuẩn bị cơ sở cho việc học tập ở các bậc học tiếp theo thuộc các ngành liên quan đến toán, khoa học tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế... hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Ban khoa học xã hội & nhân văn (ban C) yêu cầu HS có kỹ năng cao hơn ở các môn ngữ văn, lịch sử, địa lý, chuẩn bị cơ sở cho học tập ở bậc tiếp theo thuộc các ngành khoa học xã hội & nhân văn hoặc đi vào cuộc sống lao động.

ký học ban A, chỉ có 25% học ban C, mặc dù nhà trường đã tổ chức nhiều buổi tư vấn, định hướng cho HS và phụ huynh. Sự chọn lựa này của các em khiến trường gặp khó khăn khi bố trí GV giảng dạy vì nhu cầu GV dạy các môn tự nhiên tăng.

Năm nay là năm đầu tiên thí điểm nên trường còn điều chỉnh được. Nhưng khi đã triển khai vừa thí điểm vừa đại trà ở cả ba khối lớp thì nhà trường sẽ thật sự bị động, cần phải tính đến giải pháp lâu dài hơn về tuyển dụng GV. Chưa kể nhu cầu đăng ký theo ban của các em lại thay đổi mỗi năm. Các trường cần phải sắp xếp lại biên chế GV cho phù hợp với chương trình phân ban.

Ông Võ Thành Bé (hiệu trưởng Trường THPT Lấp Vò 2, Đồng Tháp): Nếu chọn lầm ban sẽ khá vất vả!

Trước đây trường đã từng làm chuyên ban nên đã quen. Ngay cả đội ngũ GV sau khi tập huấn về cũng không lúng túng trước nội dung mới. Đối với HS thì học phân ban các em có điều kiện đi chuyên sâu hơn.

Tuy nhiên cũng có cái khó là do mới thực hiện phân ban nên về phía phụ huynh và HS còn lúng túng. Nếu gia đình và HS nào có kinh nghiệm sẽ chọn đúng ban A hoặc C phù hợp với thế mạnh của mình, khả năng đậu đại học sẽ cao hơn, còn chọn lầm ban thì sẽ khá vất vả.

Ông Trần Hữu Quốc (hiệu trưởng Trường THPT Phan Bội Châu, thị xã Cam Ranh, Khánh Hòa) Chúng tôi rất lo lắng về thiết bị dạy và học

Điều rất lo lắng với chúng tôi hiện nay là năm học mới đã cận kề, cập rập... mà tất cả thiết bị, đồ dùng học tập để giảng dạy theo chương trình mới vẫn chưa thấy. Trong khi đó các thiết bị ở trường đã quá cũ kỹ, lạc hậu cả về kỹ thuật (đối với các môn khoa học tự nhiên) lẫn thông tin (đối với các môn khoa học xã hội)..., có cố gắng tận dụng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu thực hành của HS...

Lẽ ra nếu thiết bị được đưa về sớm hơn thời điểm bắt đầu năm học chừng một tháng thì chúng tôi có thể mời chuyên gia về trường hướng dẫn thêm cho GV, đồng thời dành thời gian cho họ thực hành thuần thục rồi ráp vào hướng dẫn, giảng dạy HS... Vì vậy chúng tôi yêu cầu GV giảng lý thuyết trước rồi bảo HS khi nào có trang thiết bị của bộ đưa về sẽ làm thực hành sau..., để tránh ảnh hưởng đến các tiết học sau và cả chương trình...

Nhóm PV giáo dục
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên