13/09/2003 07:17 GMT+7

Điểm số: thước đo tin cậy?

 ĐỖ THỊ NGỌC HÀ
 ĐỖ THỊ NGỌC HÀ

TT (Hà Nội) - Năm tôi học lớp 10, bố tôi có viết bài trên báo phản ánh việc thu phí quá đà của trường. Tôi đã phải chịu một áp lực kinh khủng từ chuyện của bố. Thậm chí, một thầy giáo dạy tiếng Nga còn bảo với cô giáo chủ nhiệm tôi: “Tống cổ con bé ấy ra khỏi trường này!”.

lDIAuoBG.jpgPhóng to
TT (Hà Nội) - Năm tôi học lớp 10, bố tôi có viết bài trên báo phản ánh việc thu phí quá đà của trường. Tôi đã phải chịu một áp lực kinh khủng từ chuyện của bố. Thậm chí, một thầy giáo dạy tiếng Nga còn bảo với cô giáo chủ nhiệm tôi: “Tống cổ con bé ấy ra khỏi trường này!”.

Cô giáo tôi đã rành rọt trả lời rằng: “Em ấy điểm rất cao, học giỏi, không có lý gì làm thế cả!”. Khi ấy tôi đã biết ơn cái điểm số của mình biết chừng nào. Có thể các thầy cô không ưa tôi nhưng khi chấm bài vẫn chuẩn theo kiến thức mà hạ bút, không hề có ý trù dập. Và tôi đã từng có cớ để tin vào sự tuyệt đối của điểm số như thế!

Một đợt Bộ GD-ĐT có chủ trương tuyển thẳng vào đại học những học sinh đạt thành tích ba năm là học sinh giỏi cấp THPT và tốt nghiệp loại giỏi. Có quá nhiều chuyện ì xèo về chất lượng thật sự của những đối tượng ấy nên rốt cục Bộ phải tuyên bố dự án tốt đẹp ấy bị phá sản.

Chẳng nói đâu xa, con thầy giáo vụ ở một trường THPT chuyên cũng được tuyển thẳng từ chính sách này, nhưng khi vào đại học “thân cô, thế cô”, chả còn sự nâng đỡ, bao bọc tứ phía như trước, sức học chệch choạc bấy lâu nay được đo bằng điểm số thảm hại.

Học kỳ đầu hơn nửa số môn phải thi lại. Đến năm thứ hai thì có giấy của trường “sức” về, anh chàng lưu ban, xuống lớp dưới học! Lý do to đùng là thầy giáo ấy không có cánh tay vạn dặm để nâng đỡ cậu con quí tử “vào thẳng” hết “cửa” này đến “cửa” kia. Tôi mong manh hiểu điểm số không phải lúc nào cũng là sự phản ánh trung thực cho kiến thức và tài năng.

Tổng kết đợt thi tuyển sinh năm 2003, thầy hiệu phó một trường đại học ở Hà Nội đã than thở một cách tâm huyết rằng trường đang phải “tải” quá nhiều chỉ tiêu tuyển thẳng. Tức là, theo thầy, chỉ tiêu tuyển thẳng do Bộ “chỉ định” rất có thể sẽ khiến trường không chọn được những học sinh có tài năng thật sự.

Có thể vì chuyện nhì nhằng đâu đó trong những kỳ thi học sinh giỏi. Có thể chính thực tế đào tạo từ các trường đại học đối với đối tượng ưu tiên này đã lộ rõ những mặt hạn chế có thật...

Mặc dù việc xét tuyển thẳng như vậy, thiết nghĩ là một chính sách cần được duy trì, song phát biểu của thầy hiệu phó cho thấy các giáo viên cũng nhận ra những kẽ hở từ cơ chế của ngành mình. Điểm số là thước đo, nhưng thước đo cũng có đủ kiểu: thước thợ may, thước thợ mộc, thước thợ nề!

Cuộc sống vốn chứa đựng trong nó phần lớn những đơn vị định tính mà không thể định lượng. Nhưng sự tương đối trong đánh giá điểm số đang trở thành một cái cớ biện minh trong học đường. Đáng buồn hơn là chúng ta có thể khắc phục, nhưng chúng ta lại vẫn chấp nhận nó như một tiền lệ không thay đổi!

Nếu điểm số không còn là một thước đo tin cậy thì lấy gì làm chỉ số đo đếm năng lực, cố gắng của học sinh trong nhà trường?

 ĐỖ THỊ NGỌC HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên