19/02/2013 05:31 GMT+7

Khổ với "tháng ăn chơi"...

TIẾN THÀNH - LAN ANH
TIẾN THÀNH - LAN ANH

TT - Hàng triệu người trẩy hội du xuân trong tháng giêng khiến dịch vụ ăn uống đường phố trở nên quá tải. Không thiếu những khay thức ăn bày bán bên lề đường bụi bặm nhưng vẫn la liệt thực khách.

Thịt thú rừng bán tràn lan ở chùa Hương

eypne6jU.jpgPhóng to
Thịt thú rừng đang được chế biến để bày bán cho du khách tại chùa Hương - Ảnh: Tiến Thành

Còn các bác sĩ xương khớp lại lo ngại di chuyển, đi bộ và leo trèo cả ngày khiến những người đã có vấn đề liên quan đến xương khớp có thể đau đớn hơn.

Không đảm bảo vệ sinh: vẫn ăn

Nguy cơ từ rượu

Để phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa lễ hội, ông Lâm Quốc Hùng cho biết ngay sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ, Cục An toàn thực phẩm sẽ có văn bản gửi các địa phương về tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm. Theo ông Hùng, dịp tết năm nay số người ngộ độc rượu không nhiều bằng các năm trước, nhưng trong những ngày tết riêng tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã có hai trường hợp tử vong do ngộ độc rượu nặng, chưa kể trên 200 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông trong những ngày tết cũng có một phần không nhỏ liên quan đến rượu.

Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) diễn ra từ mồng 6 tháng giêng kéo dài tới tháng 3 âm lịch dự kiến thu hút 1,5 triệu du khách về đây hành hương. Những ngày này, dạo một vòng từ cổng danh thắng tới động Hương Tích, nơi chốn linh thiêng, nhưng người trẩy hội vẫn có cảm giác đang ở một cái chợ lớn với vô số “đặc sản” như thịt thú rừng, bánh kẹo gia công gia truyền, cơm lam...

Chưa nói chuyện chủ quán hét giá trên trời, phần lớn dịch vụ ăn uống tại lễ hội đều tạm bợ với lều bạt chật chội, nhếch nhác rác thải và thiếu nước sạch. Riêng khu vực đầu cổng danh thắng có 32 hàng quán chuyên thịt thú rừng khá rộng rãi nhưng chưa tới mười quán có tủ kính bảo quản thực phẩm, mà treo thịt lủng lẳng ngay... đường đi lối lại để chào mời khách.

Bên cạnh đó, hàng trăm quán ăn nhỏ, lẻ chuyên bán bún, phở, xúc xích nướng, trứng vịt lộn, bắp rang bơ... đều không có tủ kính che đậy thức ăn, được bày bán ngay cạnh lối đi của du khách. Tại các quán bán bún, phở, thức ăn chín được bày trần trên bàn, đầu bếp vừa dùng tay không bốc thịt sống, ngay sau đó lại quay sang bốc bún và mang thức ăn ra cho khách và vẫn bàn tay ấy thu tiền, đếm - trả lại tiền thừa...

Không chỉ hội chùa Hương, trong tháng giêng còn có hàng loạt lễ hội có số người tham dự lên tới hàng vạn như hội Lim, hội Đồng Kỵ, hội chùa Bái Đính..., và hàng trăm lễ hội lớn nhỏ được nô nức tổ chức ở khắp các làng quê.

Theo ông Lâm Quốc Hùng - trưởng phòng quản lý ngộ độc Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế - nguy cơ ngộ độc rượu, ngộ độc thực phẩm tại các lễ hội ở đồng bằng và ngộ độc bánh trôi ngô, ngộ độc nấm ở miền núi là hai nhóm nguy cơ đáng lo ngại nhất trong mùa xuân. Năm 2012 trung bình mỗi tháng có 12,5 vụ ngộ độc thực phẩm với trên dưới 320 người mắc được ghi nhận, nhưng thực tế số lượng người ngộ độc thực phẩm chắc chắn lớn hơn nhiều lần.

Người bệnh xương khớp cần cảnh giác

TS Ngô Văn Toàn, trưởng khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Việt Đức, cho hay đặc điểm của người trẩy hội mùa này là thời gian đi bộ nhiều, leo trèo nhiều, trong khi đây lại là điều cần kiêng kỵ những người lớn tuổi đã có bệnh lý xương khớp. Theo ông Toàn, những người có bệnh lý xương khớp đi dự hội có các hoạt động như leo trèo, đi nhanh... cần thận trọng, nếu không bệnh có thể phát triển theo chiều hướng xấu.

“Có nhiều người lớn tuổi đã mua các tour du lịch hành hương đi Ấn Độ, Nepal, Myanmar hoặc các chùa chiền lớn trong nước đến xin tư vấn rằng họ đang bị đau khớp nhưng đã lỡ mua tour, rất tiếc tiền và có nên đi không. Theo tôi, nên điều trị dứt bệnh rồi hãy tham gia các chuyến đi dài, thời gian đi bộ nhiều, nếu không người bệnh chỉ có thể đi được đến nơi hành hương bằng máy bay rồi sau đó nằm một chỗ, vừa mất vui vừa mệt” - TS Toàn khuyến cáo.

Cũng theo TS Ngô Văn Toàn, nếu bình thường bạn có lối sống tĩnh tại, ít vận động, không thể dục thể thao mà khi tham gia lễ hội, việc vận động chỉ tăng hơn 50-60% so với bình thường thì không sao, nhưng vận động tăng hơn mức này thì có thể đau cơ, đau khớp, sưng tấy các vùng chân tiếp xúc với giày dép, đau lưng, mệt mỏi, sau khi dự lễ hội phải ngủ cả ngày hoặc nghỉ làm nghỉ học mất vài ngày mới lại sức.

Tuy nhiên những người đã có quá trình rèn luyện sức khỏe, đã đi bộ để tập luyện thường xuyên khoảng 3,5-5km/người/ngày thì sức khỏe dẻo dai hơn, sẽ không gặp hiện tượng quá tải với cơ xương khớp như trên.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn trong mùa lễ hội, người trẩy hội nên chọn loại giày hoặc dép có quai hậu mềm, thoáng mồ hôi, vừa sạch vừa tránh đau và sưng chân. Trường hợp không có loại giày dép mềm, nên sử dụng loại băng dính vải băng các ngón chân và vùng da trên gót chân nơi cọ xát với giày dép để bảo vệ vùng chân.

TIẾN THÀNH - LAN ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên