Phóng to |
Nguyễn Thu Hà giành 4/5 bộ HCV giải Tiền SEA Games |
Với thành tích xuất sắc trên của Thắng, một ngày sau đó HLV trưởng đội tuyển lặn Nguyễn Trọng Bản đã chính thức gọi bổ sung em vào đội tuyển lặn VN chuẩn bị cho SEA Games 22! Tại Đại hội thể thao Đông Nam Á sắp diễn ra, Phạm Toàn Thắng là một trong 20 niềm hi vọng của thể thao VN còn tuổi khăn quàng đỏ.
Bước đột phá giành vị trí số 1 quốc gia ở Hà Nội
Chưa từng có một sự kiện thể thao nào từ trước tới nay được ngành thể thao VN đầu tư qui mô và hết mình như SEA Games 22. Đây không đơn thuần là dịp thể hiện mình với bạn bè quốc tế mà còn là cơ hội để các địa phương trong nước giành vị trí số 1 quốc gia.
Nếu những năm trước đây thành tích thể thao VN trên đấu trường quốc tế có sự đóng góp rất lớn từ TP.HCM, thì kể từ năm 2000 trở lại đây gió đã xoay chiều sang Hà Nội. Năm 2002, lần đầu tiên Hà Nội vượt qua TP.HCM giành vị trí hạng nhất toàn đoàn tại Đại hội thể dục thể thao toàn quốc - đó là kết quả của chiến lược “nuôi quân ba năm dùng một ngày” nói ví von theo khẩu ngữ binh pháp.
Với việc đầu tư có nền tảng này, tại SEA Games 22 Hà Nội không chỉ đóng góp nhiều vận động viên (VĐV) cho đoàn thể thao VN mà còn là địa phương có nhiều VĐV trẻ tuổi nhất. Ông Hoàng Vĩnh Giang, giám đốc Sở TDTT Hà Nội, tâm sự: “Công bằng mà nói việc đầu tư VĐV trẻ là chiến lược của thể thao Hà Nội, nhưng nếu không có sự đồng tình chấp nhận của các phụ huynh cho con em mình xa gia đình theo thể thao thì chúng tôi có ba đầu sáu tay cũng không làm được”.
Và những niềm hi vọng tuổi thiếu niên
Phóng to |
Đỗ Thị Ngân Thương (14 tuổi) - 3 HCV giải TDDC toàn quốc |
Trong đó, riêng thể thao Hà Nội nổi lên một số gương mặt sáng giá như: Đỗ Thị Ngân Thương (thể dục dụng cụ, sinh ngày 10-3-1989) mới vừa đoạt ba HCV tại giải vô địch toàn quốc, trong đó có một HCV toàn năng; Đỗ Huy Long (bơi, sinh 9-4-1988) vừa phá kỷ lục quốc gia tại giải bơi Tiền SEA Games 22; Phạm Toàn Thắng (15 tuổi) vừa phá ba kỷ lục quốc gia tại giải lặn; Nguyễn Thu Hà (thể dục nghệ thuật, sinh 16-9-1988) một mình độc diễn giành 4/5 bộ huy chương tại giải Tiền SEA Games 22 và từng đoạt HCĐ SEA Games 21, HCB giải quốc tế Malaysia mở rộng 2001.
Ở rowing có Vũ Đăng Tuấn cũng chỉ mới 15 tuổi nhưng đã xuất sắc mang về cho VN một HCV châu Á. Hay như ở môn nhảy cầu còn có Nguyễn Minh Sang (sinh 31-3-1990), Hoàng Thanh Trà (23-11-1988). Ngoài Hà Nội, một số địa phương khác như TP.HCM, Long An cũng có các gương mặt trẻ tràn đầy hi vọng tại SEA Games 22 như Phan Thị Thúy Diễm (bi sắt, sinh 3-12-1989), Bùi Thị Hải Ý (bơi, sinh 15-1-1988).
Dù chơi các môn thể thao khác nhau, tuy nhiên điều trùng hợp ở các VĐV này là đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn và mỗi em đều là một tấm gương vượt khó. Để có được thành tích ngày nay, những Ngân Thương, Đăng Tuấn, Thu Hà, Huy Long, Toàn Thắng và nhiều VĐV trẻ khác đã trả giá bằng những năm tháng miệt mài trên sàn tập, hoặc trầm mình quanh năm suốt tháng ở hồ bơi. Thậm chí như Ngân Thương, Minh Sang, Thanh Trà đã thoát ly gia đình từ hồi còn bé tí, hay nói như chị Nguyễn Thị Thành (mẹ của Ngân Thương): “Thời gian con tôi sống ở nước ngoài còn nhiều hơn ở nhà”.
Nhận xét về lực lượng trẻ này, ông Hoàng Vĩnh Giang - trưởng tiểu ban chuyên môn SEA Games 22 - cho biết: “Tôi hoàn toàn tin tưởng các VĐV trẻ khi đưa các em vào tranh tài tại SEA Games 22. Dù các VĐV trẻ còn thiếu bản lĩnh và kinh nghiệm, tuy nhiên bù lại các em được đào tạo khá bài bản và lòng khát khao chiến thắng rất cao. Tôi hi vọng SEA Games 22 là cơ hội để lực lượng trẻ nước chủ nhà khẳng định mình”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận