24/05/2025 20:11 GMT+7

Hệ thống logistics ở Việt Nam được 'nâng hạng' nhờ năng lực sản xuất

Từ một quốc gia chuyên gia công, lắp ráp đơn giản, Việt Nam đã trở thành trung tâm sản xuất hàng hóa quan trọng của thế giới. Sự dịch chuyển này tạo ra nhu cầu về các giải pháp logistics phức tạp, ứng dụng công nghệ cao.

Hệ thống logistics ở Việt Nam được 'nâng hạng' nhờ năng lực sản xuất - Ảnh 1.

Vviệc ứng dụng các công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả và tính bền vững của cơ sở hạ tầng logistics của Việt Nam - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đây là nhận định của ông Burkhard Eling - giám đốc điều hành của Dachser, doanh nghiệp logistics lâu đời của Đức với gần100 năm lịch sử - khi đánh giá tiềm năng phát triển của logistics Việt Nam. 

Ông Burkhard Eling đến TP.HCM để tham gia Diễn đàn Quản lý Châu Á Thái Bình Dương, cuộc họp quan trọng nhất trong năm của tập đoàn diễn ra từ 22 đến 24-5. Cùng dịp này, 15 lãnh đạo từ các nước châu Á cũng có mặt ở TP.HCM tham dự hội nghị bàn về phát triển vận tải biển. 

Ông Burkhard Eling cho biết sau gần một thập niên hiện diện ở Việt Nam, lần đầu tiên hãng đã chọn TP.HCM để tổ chức các hoạt động quan trọng của tập đoàn, khi đánh giá Việt Nam là một những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực.

Nhiều làn sóng chuyển dịch sản xuất gần đây trong các ngành điện tử, giày dép, thương mại điện tử đã thúc đẩy chuỗi logistics của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ từ Chính phủ với ký loạt hHệp định thương mại tự do với EU, ASEAN... tạo lợi thế địa lý và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thiết lập hoạt động sản xuất. 

Với vị trí chiến lược gần các ngã ba vận tải quốc tế quan trọng, cũng như vai trò trung tâm sản xuất quan trọng, sức hút của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài là rất lớn. 

Sự chuyển mình này kéo theo nhu cầu ngày càng lớn đối với các giải pháp logistics hiện đại, có khả năng xử lý quy trình phức tạp và tích hợp công nghệ cao.

Theo báo cáo của Mordor Intelligence, thị trường logistics tại Việt Nam được định giá khoảng 45,2 tỉ USD vào năm 2023 và dự kiến tăng lên hơn 65 tỉ USD vào cuối thập kỷ này. Sự tăng trưởng nhanh chóng trên thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là những doanh nghiệp đang tìm cách đầu tư vào châu Á.

Các chuyên gia dự đoán, ngành logistics có thể chiếm tới 20% GDP của Việt Nam vào năm 2050, trở thành một trong những lĩnh vực hấp dẫn nhất đối với đầu tư quốc tế. Nhiều xu hướng đang thúc đẩy sự phát triển này cũng như thu hút các doanh nghiệp nước ngoài khai thác thị trường logistics đầy triển vọng của Việt Nam.

Việt Nam  - Ảnh 1.Logistics Việt bùng nổ chưa từng có, hút vốn ngoại

Ngành logistics Việt Nam đang chứng kiến một sự bùng nổ chưa từng có. Nhiều doanh nghiệp Việt quyết tâm đầu tư lớn, giảm chi phí.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên