18/10/2003 06:31 GMT+7

Những hệ thống kinh doanh siêu lợi nhuận

N.PHAN - H.THUẬT 
----------------
* Tin, bài liên quan:
- Kỳ 1: Thi cử= mua va bán- Kỳ 2: Tường thuật từ phòng thi...đặ
N.PHAN - H.THUẬT ---------------- * Tin, bài liên quan: - Kỳ 1: Thi cử= mua va bán- Kỳ 2: Tường thuật từ phòng thi...đặ

TT - Khi nộp 470.000 đồng và xin biên lai, chúng tôi luôn bị cô Thùy thoái thác. Cô Thùy giải thích: "Biên lai chỉ ghi được 90.000 đồng thôi, vì thực tế mỗi thí sinh (TS) đi thi chỉ đóng chừng ấy tiền, ngoài ra không còn khoản nào khác".

noGpmWmw.jpgPhóng to
Ngoài Thu Thùy còn có nhiều đầu mối khác như Trưởng... và cả một hệ thống "chân rết" ở nhiều tỉnh thành tham gia chuyện "mua bằng bán cấp" này - Ảnh: Như Hùng
TT - Khi nộp 470.000 đồng và xin biên lai, chúng tôi luôn bị cô Thùy thoái thác. Cô Thùy giải thích: "Biên lai chỉ ghi được 90.000 đồng thôi, vì thực tế mỗi thí sinh (TS) đi thi chỉ đóng chừng ấy tiền, ngoài ra không còn khoản nào khác".

Như vậy với mỗi TS dự thi, đường dây này sẽ bỏ túi đến 380.000 đồng. Nếu một kỳ thi có gần 400 TS dự thi theo con đường “bảo đảm”, những người tổ chức sẽ bỏ túi đến trên 150 triệu đồng. Quả là kinh doanh siêu lợi nhuận!

Diện mạo một đường dây...

Trong những lần tiếp xúc, thật khó để có thể moi được thông tin về số lượng khách của Thùy trong mỗi đợt tổ chức thi là bao nhiêu. Tuy nhiên trong câu chuyện lúc cởi mở, Thùy đã tiết lộ cứ mỗi đợt tổ chức thi như vậy thì hết phân nửa là những người thi theo kiểu "đặc biệt" này.

Cũng chính Thùy cho biết số lượng người đăng kỳ thi theo “dịch vụ” này luôn cao hơn hẳn so với số TS mà trung tâm cho phép tham gia trong một kỳ thi. Chẳng hạn trong kỳ thi được tổ chức ngày 14-9-2003, số người đăng ký dự thi lên đến hơn 1.400 người, nhưng số lượng người dự thi lại bị khống chế ở con số chỉ trên 700. Nhưng cũng vì vậy mới có thể thấy được uy tín của Thùy trong đường dây lớn đến mức nào khi mà cho dù bị hạn chế, “cô giáo” vẫn có một lượng “khách” lớn ung dung ngồi trong những phòng thi đã được “bảo đảm”.

Thùy khẳng định: “Anh cứ yên tâm! Nói cho anh biết vậy thôi chứ đông cỡ nào đi nữa thì khách của tôi cũng không bị gạt ra đâu”. Để trắc nghiệm khả năng của Thùy, chúng tôi đã cố tình nộp đơn đăng ký dự thi rất chậm, chỉ trước hôm thi có hai ngày. Lúc đó Thùy cho biết tất cả hồ sơ của TS dự thi đã được nộp và số báo danh, danh sách phòng thi đều được lên cả rồi. Nhưng Thùy vẫn có thể bổ sung được, vì theo lời Thùy là “không có gì khó cả!”.

Một sự ranh mãnh đã giúp hoạt động của Thùy sau bao nhiêu năm vẫn cứ ung dung tồn tại mà không bị phát hiện, đó là Thùy chỉ nhận khách đến từ các tỉnh, rất ít khi nhận khách tại TP.HCM.

Thùy kể: “Từ năm 1996, lúc tôi còn dạy tiếng Anh hệ tại chức tại Học viện Ngân hàng - cơ sở TP.HCM (nay là ĐH Ngân hàng TP.HCM), tôi bắt đầu giúp đỡ những người dự thi có nhu cầu cần chứng chỉ. Dần dần nhu cầu ngày một tăng nên tôi mới mở ra kiểu thi này (kiểu bán chứng chỉ). Thế rồi người này nói người kia nên số lượng cứ ngày càng tăng”.

Đối với những “khách hàng” ở TP.HCM, mọi giao dịch có thể thực hiện trực tiếp với Thùy tại cửa hàng vật liệu xây dựng đã nói ở bài trước. Tại đây, trong tiếng ồn ào của xe cộ qua lại, chúng tôi đã nhận đơn dự thi và đóng tiền trước cho Thùy. Thấy chúng tôi có vẻ ngại ngùng khi giao tiền, Thùy đã ghi ngay một biên nhận trên một tờ giấy... trắng, và khi nghe hỏi về một biên nhận có giá trị, Thùy trả lời chỉ cấp khi nào khách đến nhận chứng chỉ mà thôi. Lý do Thùy đưa ra là vì có một số người đăng ký nhưng không dự thi nên không thể ghi biên nhận được. Tuy nhiên, Thùy cũng “nhắc cho nhớ là biên nhận chỉ ghi được 90.000 đồng thôi đấy nhé”.

Và cả một hệ thống "chân rết" ở các tỉnh

Theo tìm hiểu của chúng tôi, số lượng đầu mối tổ chức cho những người thi lấy chứng chỉ tại Trường ngoại ngữ - tin học Thế Kỷ Mới (Viện ĐH Mở Hà Nội cấp bằng) là không ít. Lân la dọc các hàng quán đối diện với Trường trung học Cảnh sát nhân dân 2, đâu đâu chúng tôi cũng nghe những lời xì xào về một đường dây này, đầu mối khác.

Thấy tôi có ý định muốn lấy chứng chỉ Anh văn, người chủ sạp báo liền bày vẽ: “Thi Anh văn hả? Dễ ợt! Chú cứ vào hỏi chị chủ quán kia. Chị ấy chỉ người cho mà hỏi”. Thật vậy, không ngần ngại hay dọ hỏi, người phụ nữ tên Ph., chủ một quán cà phê khá rộng có mặt tiền nhìn thẳng vào cổng trường, cho tôi số điện thoại 88715... của người đàn ông tên L..

Theo lời chị Ph., đây là một giáo viên dạy tại trường, nhà ở khu vực chợ Nhỏ, do vô ra quán chị nhiều mà trở nên thân quen. Chị cũng cẩn thận: “Tôi chỉ giới thiệu cho anh thôi chứ không lấy tiền cò, tiền công gì đâu. Mọi việc anh phải gặp trực tiếp thầy mà hỏi”.

Mất thêm một khoảng thời gian nữa để làm quen với những chủ quán ở đây, chúng tôi mới được gặp một tay “cò” còn khá trẻ. Theo những thông tin được cung cấp, đây là một tay “cò” chuyên phục vụ khách ở khu vực miền Trung. Trong bộ trang phục hết sức... bụi bặm với chiếc áo thun cáu bẩn và đôi dép lê mòn gót, không ai nghĩ người thanh niên này đang “chăm lo” cho sự nghiệp thi cử của những kẻ lắm tiền!

Qua cuộc trò chuyện thân mật, hắn tự giới thiệu mình tên là Trưởng, quê ở Khánh Hòa, đã tốt nghiệp ĐH Thủy sản hơn một năm nhưng không thích làm công ty vì vừa gò bó lại thu nhập thấp. Khi mối quan hệ trở nên thân mật, Trưởng đã giao cho tôi phụ trách khu vực Phú Yên trong vai trò... “cò con”!

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài cách tiếp thị theo kiểu truyền miệng, Thùy còn có những người làm môi giới ở các tỉnh. Khi có nhiều người ở địa phương đó có nhu cầu, họ chỉ cần liên hệ với những người này. Người môi giới (mà Thùy gọi là người đại diện) sẽ trực tiếp làm việc với Thùy để lo các thủ tục như đơn đăng ký dự thi, phiếu dự thi, đóng tiền và cả việc nhận chứng chỉ sau này... Đến ngày thi, những “khách hàng” thật sự mới tập trung thành từng nhóm, di chuyển chung đến TP.HCM trên cùng một vài chuyến xe du lịch do cả nhóm cùng góp tiền để thuê.

Nguyên tắc làm việc mà Trưởng thỏa thuận với tôi, theo Trưởng, cũng giống như với bao nhiêu “cò con” khác nằm trong đường dây của hắn. Đầu tiên, những “cò con” có nhiệm vụ gom những người có nhu cầu và thu của họ ba tấm ảnh 3x4 cộng với số tiền đặt cọc 120.000 đồng làm tin. Khi có chứng chỉ “khách” sẽ đóng thêm 300.000 đồng nữa để nhận. Đây là khoản lệ phí “cứng” mà Trưởng thu đối với bất cứ khách nào theo đường dây của mình và đó cũng là mức phí sàn mà các “cò con” áp dụng.

Mỗi “cò con”, tùy theo “lương tâm” của mình mà định giá cuối cùng cho khách. Có thể 550.000 đồng, cũng có thể 600.000-700.000 đồng. Trưởng cho biết đã có “cò con” thu của khách đến 1,5 triệu đồng.

Trưởng lý luận: “Khi họ cần thì bao nhiêu không thành vấn đề, nhưng nói trước với em là mới vào “nghề” nên lấy thấp thôi, để sau này người ta biết tiếng rồi thì sao cũng được”. Trưởng cũng cho biết y phải nộp cho người trong trường ngoại ngữ (hắn tiết lộ đó là một người thầy, làm ở bộ phận X) chỉ 340.000 đồng/chứng chỉ B. Như vậy, nếu tỉ lệ hoa hồng mà Trưởng nói là thật thì mỗi chứng chỉ B bán ra Trưởng kiếm được 80.000 đồng.

Phương thức làm việc của các “cò con” cũng được Trưởng chỉ vẽ tỉ mỉ. Sau khi gom một số khách nào đó, “cò con” sẽ điện thoại cho Trưởng qua số 0914.02... Lúc đó, Trưởng sẽ cho biết địa chỉ nhận ảnh và tiền. Nếu không, “cò con” sẽ gửi ảnh theo địa chỉ Trưởng cho, còn tiền thì gửi thẳng vào tài khoản của Trưởng.

Riêng với chúng tôi (phụ trách “thị trường” Phú Yên (!)), Trưởng gợi ý nếu số người đông thì có thể thuê nguyên một chiếc xe; nếu không đủ có thể đi tàu vào Nha Trang để đi chung xe với khách ở Khánh Hòa.

Theo thông tin ban đầu mà Thùy từng cho chúng tôi biết, cứ mỗi tháng, kỳ thi sẽ được tổ chức một lần vào chủ nhật cuối cùng của tháng. Ấy vậy mà do nhu cầu tăng lên, “người ta kiến nghị dữ quá nên phải tổ chức một tháng hai lần để bù lại những kỳ thi đã bị hoãn do kẹt tuyển sinh” - Thùy nói.

Điều đáng chú ý là không những tăng thêm một lần thi trong tháng mà khoảng cách giữa hai kỳ thi còn thu ngắn lại đến mức rất gần nhau. Lần thi vào tháng bảy, trường này tổ chức vào ngày 20 (tháng 8-2003 ngưng thi vì trường này bận tuyển sinh). Đến tháng chín, ngày thi là 14 và 28. Bước sang tháng mười, chỉ mới đến ngày 12 trường đã tổ chức thi và theo kế hoạch, đến ngày 26 một lần thi nữa lại được tổ chức.

Viện ĐH Mở Hà Nội và các đối tác nghĩ gì về chuyện “mua bằng bán cấp” hết sức nhộn nhịp này?

N.PHAN - H.THUẬT

----------------

* Tin, bài liên quan:

- Kỳ 1: Thi cử= mua va bán- Kỳ 2: Tường thuật từ phòng thi...đặc biệt

N.PHAN - H.THUẬT ---------------- * Tin, bài liên quan: - Kỳ 1: Thi cử= mua va bán- Kỳ 2: Tường thuật từ phòng thi...đặ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên