![]() |
Vị trí dự định xây bảo tàng trùng với trục thần đạo |
Giá trị lịch sử của khu kiến trúc Cột cờ Hà Nội là điều mà giới nghiên cứu có tên tuổi trong nước đã thừa nhận. Và trong ký ức của nhiều người Việt Nam thì đó cũng là một biểu tượng hết sức thiêng liêng, một niềm tự hào. Đáng trân trọng hơn nữa khi nó lại là trung tâm, là trái tim của Hoàng thành Thăng Long, nơi lưu giữ rất nhiều giá trị lịch sử. Thế tại sao phải phá đi để xây dựng một công trình mới ?
Có một thực tế cần thừa nhận là với kiểu xây dựng hiện nay, chúng ta sẽ không có nhiều công trình có giá trị lịch sử để con cháu đời sau tự hào về thế hệ cha ông. Bởi, với lối làm ăn theo kiểu "lại quả", mạnh ai nấy rút ruột công trình hay kê giá, đấu thầu cao rồi làm sao cũng được, nhiều công trình xuống cấp một cách mau chóng, vừa phung phí tiền bạc vừa không để lại một giá trị lịch sử gì đáng kể.
Ngẫm lại mới thấy, chỉ có những công trình xây dựng trước đây mới còn tồn tại với đầy đủ giá trị lịch sử đáng tự hào. Đó là những Kinh thành Huế, là phố cổ Hội An, là khu thánh địa Mỹ Sơn và cả kinh thành Thăng Long ngàn năm văn hiến. Chúng ta đang "thu lợi" từ những công trình này bằng sức hút của giá trị lịch sử để mời gọi khách du lịch quốc tế. Vậy tại sao phải phá đi cái mang cho ta nhiều, thật nhiều lợi ích đó.
Mới đây thôi, dư luận hết sức bất bình khi báo chí công bố những sai trái trong việc xây dựng khu liên hợp thể thao Mỹ Đình. Những sai trái ấy đã biến sân vận động quốc gia được coi là hiện đại nhất khu vực lúc mới khánh thành lại xơ xác đến thảm hại chỉ sau đó vài tháng. Bài học đó vẫn còn nguyên giá trị.
Tôi đồng ý với những ý kiến của giáo sư Trần Quốc Vượng và nhiều nhà nghiên cứu khác. Làm gì thì làm, chúng ta cũng phải tôn trọng giá trị lịch sử
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận