Gen Z sống cùng lịch sử: Từ clip trên mạng đến chuyện kể chiến trường

Ngày 21-4, Trường THPT chuyên Chu Văn An phối hợp Thành Đoàn Hà Nội, Quận Đoàn Tây Hồ tổ chức chương trình "Kể chuyện lịch sử - Tiếp lửa truyền thống".

Gen Z sống cùng lịch sử: Từ clip trên mạng đến chuyện kể chiến trường - Ảnh 1.

Anh Nguyễn Tiến Hưng - phó bí thư Thành Đoàn, chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội - Ảnh: HÀ QUÂN

Tại chương trình "Kể chuyện lịch sử - Tiếp lửa truyền thống", anh Nguyễn Tiến Hưng - phó bí thư Thành Đoàn, chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội - bày tỏ chương trình nhằm hưởng ứng không khí mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn, tiếp nối truyền thống yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong bối cảnh Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, ngày càng hội nhập sâu rộng và trở thành đối tác của nhiều quốc gia, anh cho rằng các bạn trẻ càng cần phải trân trọng và không được quên lịch sử hào hùng của dân tộc...

Nhắc đến hai từ "hòa bình", anh mong mỗi người trẻ hãy sống có khát khao, tự hào về quá khứ hào hùng của dân tộc, hiểu được truyền thống để thấy trách nhiệm trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân, cống hiến đất nước phồn thịnh, hạnh phúc…

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khơi, quê Hà Nội, kể lại những phút giây sinh tử của tuổi đôi mươi ở Thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm. Ban ngày, máy bay B52 quần thảo trên bầu trời, ban đêm pháo sáng bắn lên trời sáng như ban ngày. Khổ nhất vào mùa mưa, phía dưới là đất bùn sình lầy, phía trên là đạn bay.

Qua vài phút chia sẻ, ông Khơi mong các bạn trẻ hiểu được phần nào sự khốc liệt của chiến tranh, trân trọng hai chữ "hòa bình".

Gen Z sống cùng lịch sử: Từ clip trên mạng đến chuyện kể chiến trường - Ảnh 3.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khơi kể chuyện lịch sử với học sinh Trường THPT chuyên Chu Văn An - Ảnh: HÀ QUÂN

Sau buổi nghe chuyện, Phạm Đức Duy, lớp 12A1, phó bí thư Đoàn Trường THPT chuyên Chu Văn An bày tỏ rất ấn tượng với các câu chuyện của các bác cựu chiến binh, từ chuyện không có lương khô phải ăn món "mìn dẻo C4" đỡ đói, hay chuyện sáng ngồi nói chuyện vui vẻ chiều xe tăng bị địch bắn cháy, tất cả hy sinh.

"Mình thường cùng bạn bè xem phim, trong đó có phim chiến tranh, đổi avatar yêu nước trên Facebook, TikTok, hay lắng nghe các bác cựu chiến binh kể chuyện. Khác với khi học trong sách, mình được trực tiếp cảm nhận cảm xúc của những người lính, cảm nhận được đau thương, mất mát, thực tế. 

Từ đó mình thấy cuộc sống có lý tưởng, có mục tiêu, từ học tập để cố gắng xứng đáng với hy sinh của cha ông đi trước. Lịch sử không phải để học thuộc, mà là để cảm, để sống cùng", Duy bộc bạch.

Gen Z sống cùng lịch sử: Từ clip trên mạng đến chuyện kể chiến trường - Ảnh 3.Học trò tiểu học thi truyền tin, chui hầm, vượt sông... ôn lịch sử cha ông

50 năm hòa bình, một thế hệ học sinh TP.HCM trải nghiệm lịch sử hào hùng ra sao? Từ những dòng nhật ký xúc động đến ngày hội 'Công dân nhí', câu chuyện về lòng yêu nước và trách nhiệm công dân được học sinh kể theo cách đầy bất ngờ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên