06/09/2003 09:00 GMT+7

Học: đầu tư gấp 53 lần không có nghĩa là 53 lần tươi sáng hơn !

T.S NGUYỄN SĨ DŨNG
T.S NGUYỄN SĨ DŨNG

“Khoảng cách chênh lệch về đầu tư cho học tập của con cái giữa mức bình quân cao nhất và thấp nhất ở nước ta là 53 lần”. Đó là số liệu do một công trình nghiên cứu cách đây không lâu, nhưng chúng tôi muốn nhắc lại nhân năm học mới này. Đầu tư hơn gấp 53 lần không có nghĩa là tương lai sẽ 53 lần tươi sáng hơn. Tuy nhiên, cứ nghĩ mà xem, mức chênh lệch về khả năng tiếp cận tương lai của những đứa trẻ đang cắp sách tới trường hôm nay là 53 lần! Một sự bất bình đẳng hoàn toàn không đáng có.

9UQwDcn5.jpgPhóng to
Mức chênh lệch về khả năng tiếp cận trong tương lai của trẻ đang cắp sách đến trường là 53 lần
“Khoảng cách chênh lệch về đầu tư cho học tập của con cái giữa mức bình quân cao nhất và thấp nhất ở nước ta là 53 lần”. Đó là số liệu do một công trình nghiên cứu cách đây không lâu, nhưng chúng tôi muốn nhắc lại nhân năm học mới này. Đầu tư hơn gấp 53 lần không có nghĩa là tương lai sẽ 53 lần tươi sáng hơn. Tuy nhiên, cứ nghĩ mà xem, mức chênh lệch về khả năng tiếp cận tương lai của những đứa trẻ đang cắp sách tới trường hôm nay là 53 lần! Một sự bất bình đẳng hoàn toàn không đáng có.

Nhớ lại thời kỳ bao cấp, đời sống vật chất tuy có nhiều khó khăn nhưng cơ hội học tập đã được mở ra cho gần như tất cả trẻ em trên đất nước ta.

Và chúng ta đã đạt được thành tựu to lớn là việc bảo đảm quyền được học, được tiếp cận tương lai bình đẳng cho tất cả trẻ em. Trong công bằng xã hội có gì có thể tốt đẹp hơn sự bình đẳng về tương lai?! Điều tốt đẹp này cần phải được chúng ta kế thừa và phát huy hơn nữa.

Ngày nay, kinh tế của nước ta đã có bước phát triển vượt bậc. Nhưng rõ ràng những thành tựu về kinh tế đã không kéo theo những tiến bộ về mặt công bằng xã hội. Sự chênh lệch trong đầu tư cho việc học hành của con em chúng ta là một ví dụ nhức nhối về điều đó. Tuy nhiên, sự tăng trưởng về kinh tế thiếu các tiến bộ xã hội đi kèm chỉ là một sự “ăn xổi ở thì”. Chúng ta sẽ khó lòng có được một xã hội ổn định và phát triển bền vững.

Sự chênh lệch quá đáng trong khả năng đầu tư cho việc học của con em giữa các gia đình VN cho thấy khả năng điều tiết còn khá hạn chế của Nhà nước. Do chưa điều tiết được thu nhập của các công dân một cách hợp lý, khả năng đầu tư cho giáo dục của Nhà nước cũng không cao. Và tương quan về chi phí của Nhà nước và của dân trên đầu một học sinh đang nghiêng dần về phía dân.

Với nguồn kinh phí còn hạn chế, một chính sách đầu tư ưu tiên cho việc học của con em các gia đình nghèo là hết sức cần thiết. Nếu chúng ta chia đều số kinh phí đầu tư cho giáo dục, sự chênh lệch về điều kiện học hành giữa những đứa trẻ đang cắp sách đến trường chỉ ngày càng tăng lên. Hậu quả xã hội của sự khác biệt này sẽ hết sức nghiêm trọng. Khả năng tiếp cận tương lai của các thành viên trong xã hội ta thật khác xa nhau.

T.S NGUYỄN SĨ DŨNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên