Làm sao để tấm lòng người người đàn ông trở nên "cao vời vợi" để ôm trọn cả những đam mê cụ thể của người phụ nữ? Và liệu có phép màu nào cho những người phụ nữ "tham lam một cách chính đáng" muốn tỏa sáng cả trong sự nghiệp lẫn gia đình?
Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ ý kiến và giải pháp.
Tôi đang tìm cách hóa giải trận đồ bát quái gia đình - sự nghiệp
Tôi là một thạc sĩ, giảng viên, chuyên viên tư vấn tâm lý và hiện đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ. Tôi hiện có hai con, một bé 8 tuổi, một bé 4 tuổi. Suốt nhiều năm nay tôi sống trong nỗi dằn vặt ghê ghớm trong việc phân chia thời gian cho gia đình và công việc - vốn là niềm đam mê của mình.
Phóng to |
Gia đình hay sự nghiệp là bài toán đau đầu của không ít phụ nữ hiện đại - Ảnh minh họa: từ Internet |
Chồng tôi làm kinh doanh và khá chỉn chu trong vấn đề giờ giấc và luôn mong dành nhiều thời gian cho gia đình. Kết thúc giờ làm (tầm 17g30 hay 18g) là anh về nhà ngay. Ngày cuối tuần cũng cố gắng “triệt để” dành cho gia đình. Anh cũng sẵn sàng chia sẻ công việc nhà, chăm sóc con cái. Nhưng công việc của tôi thì không cho phép tôi như thế. Công việc giảng dạy buộc tôi thường xuyên đi tỉnh, các chuyến đi thường kéo dài 3-4 ngày. Chưa kể, tôi còn tham gia nhiều hoạt động huấn luyện, đào tạo nên chuyện thứ 7, chủ nhật đi ròng rã là chuyện bình thường.
Trước đây tôi cũng thường xuyên tiếp các ca tư vấn qua điện thoại vào buổi tối. Khi điều này vượt quá sức chịu đựng của chồng thì anh ấy yêu cầu tốt tắt điện thoại hoặc để điện thoại chế độ rung và hạn chế nghe điện thoại. Và bây giờ tôi có thương thân chủ đến mấy tôi cũng không tiếp chuyện họ buổi tối như trước được.
Chồng tôi rất khó chịu khi thấy vợ đi suốt và tối mặt tối mũi với công việc, nhất là khi sức khỏe của tôi bị ảnh hưởng vì công việc, không chăm lo được cho chồng con (đặc biệt vấn đề quan hệ vợ chồng). Chúng tôi trao đổi về vấn đề này không biết bao nhiêu lần. Vốn là chuyên viên tham vấn tâm lý, nên tôi rất hiểu nỗi bực bội của chồng, từ đó nhiều lần tâm sự tỉ tê, rủ rỉ, thuyết phục, tranh luận… nhưng thật ra, cái anh ấy cần là hành động. Anh ấy không thể thông cảm với tôi vì rõ ràng anh ấy đang rất có lý khi đòi hỏi vợ dành thời gian cho gia đình.
Đỉnh điểm cao nhất của xung đột là một lần tôi đi tập huấn ở Hà Nội một tuần, khi tôi về đến nhà thì anh ấy cho quần áo vào va li và đòi bỏ nhà đi. Anh nói thẳng: “Em chọn đi, hoặc là sự nghiệp, hoặc là gia đình. Nếu em chọn sự nghiệp thì chúng ta li hôn”.
Thỏa hiệp trong gia đình Việt Nam sao khó quá! Gia đình phải có sự thỏa hiệp, nhưng mà để có thỏa hiệp trong gia đình Việt Nam sao tôi thấy khó khăn quá! Không phải là gia đình nào cũng vậy nhưng tôi tin là số đông gia đình hình như rất khó để thuyết phục lẫn nhau, chủ yếu là im lặng để được ... toàn thân! Mình không hạnh phúc thì mình tự biết, đừng mong chồng biết cho! |
Tôi đấu tranh tư tưởng suốt, không ít lần tôi cảm thấy dằn vặt, lo âu thấp thỏm khi đi công tác mà nghĩ về cảnh ba bố con bơ vơ ở nhà, nhưng nếu cứ kiềm hãm niềm đam mê công việc của mình thì tôi cũng rất ức chế.
Tôi hiểu rõ ý nghĩa quan trọng của việc cân bằng giữa công việc và gia đình. Và quan trọng nhất là phải hành động cụ thể. Mỗi khi phải quyết định đi công tác hay không, tôi hay tự hỏi: tóm lại là mình muốn gì? Nếu chuyến công tác ấy quan trọng với sự phát triển sự nghiệp, với đam mê của tôi thì tôi sẽ lựa chọn, nếu không quá quan trọng thì phải kiên quyết nói không.
Những ràng buộc lắt léo giữa gia đình - sự nghiệp quả là một trận đồ bát quái. Trong lòng tôi, gia đình vẫn là số một, không có gia đình thì tôi sẽ buồn lắm.
Liệu tôi có phải là người phụ nữ tham lam không khi vừa muốn thành đạt trong sự nghiệp vừa muốn có gia đình hạnh phúc? Thực sự tôi vẫn đang từng bước dò đường để thoát khỏi trận đồ bát quái đó. Tôi đã yêu thương, đối thoại, nhưng hình như vẫn là chưa đủ?
Chỉ yêu thương thôi là chưa đủ
Rất khó để có một cặp hoàn hảo. Để trái tim và bộ óc đi chung với nhau luôn là một thách thức, cũng giống như việc chịu đựng quan điểm, cách cư xử và thói quen của mỗi người.
Vậy đâu là chìa khoá cho hạnh phúc? Nó chính là sự thõa hiệp, cho và nhận. Mọi người nên nhận ra rằng sự khác biệt luôn tồn tại, vì vậy cần phải chấp nhận cái bất đồng đó để có thể duy trì mối quan hệ.
Nam thì gia trưởng, nữ thì tự ti
Trước hết là "tại anh, tại ả, tại cả đôi bên". Để đi đến nhất trí thì phải có thiện chí. Nếu không, sẽ "cãi nhau" dài dài. Ngoài những chuyện mà nhiều bạn đã nêu, vấn đề còn ở chỗ do lịch sử để lại: nền giáo dục lạc hậu, nền kinh tế chưa phát triển, đời sống khó khăn, nếp sống rất khác nhau do điều kiện, hoàn cảnh cụ thể như nghề nghiệp, trình độ... Nhưng tựu trung lại có hai nguyên nhân cơ bản nhất: Nam giới thì mắc lỗi gia trưởng, vì thế hay "to tiếng quát nạt". Nữ giới thường mắc lỗi tự ty, do đó mà hay "lớn tiếng kêu la". Đó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Ai cũng biết nhưng sửa được hai cái bệnh này thì còn lâu lắm.
Không dễ gì đối thoại
Ai cũng bảo nên đối thoại vợ chồng để san sẻ công việc nhưng trong thực tế, dễ gì đối thoại được với các ông. Cả ngày đi làm về mệt muốn chết, lôi nhau ngồi xuống trò chuyện đâu có dễ. Nhiều ông khi nghe đến việc nhà thì khó chịu ra mặt vì cứ nghĩ bếp núc không phải là nơi lui tới của người "quân tử".
Theo bạn, phụ nữ chỉ nên:
Tập trung lo công việc gia đình Tìm cách để “giỏi việc nước, đảm việc nhà” Tập trung phát triển sự nghiệp, việc nhà đã có người giúp việc hoặc chồng lo Yêu cầu và hướng dẫn chồng chia sẻ công việc nhà Ý kiến khác
|
Mọi ý kiến vui lòng gửi theo công cụ dưới bài hoặc về email [email protected]. Vui lòng sử dụng font chữ có dấu tiếng Việt. |
Gia đình thiếu đối thoại là gia đình vực thẳm?Em không thể làm "con ở" của bố con anhSao phụ nữ không thể “cháy” với sự nghiệp?Muốn "cháy" với công việc thì đừng lập gia đình?Chỉ phụ nữ mới cần giỏi việc nước, đảm việc nhà?Phụ nữ ngày nay có thực sự vất vả?Đàn ông Việt tệ hơn đàn ông ngoại chuyện giúp vợ?Phụ nữ Việt so sánh nhiều hơn góp ý, hướng dẫn?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận