06/07/2025 09:47 GMT+7

Đốt rơm rạ tự phát gây ô nhiễm không khí nặng nề

Lãnh đạo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết 70% phụ phẩm trồng trọt như rơm rạ bị đốt hoặc xả thải ra môi trường đang gây ô nhiễm không khí nông thôn nghiêm trọng.

rơm rạ - Ảnh 1.

Đốt rơm rạ công khai tại nhiều cánh đồng ở Ninh Bình

Tại hội nghị tham vấn về dự thảo kế hoạch hành động quốc gia quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2025-2030 (ngày 5-7), Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Huỳnh Tấn Đạt cho biết tổng lượng phụ phẩm ngành nông nghiệp khoảng 150 triệu tấn mỗi năm, riêng ngành trồng trọt chiếm khoảng 94 triệu tấn.

Trong số này rơm rạ chiếm 47% trong lĩnh vực trồng trọt và khoảng 30% phụ phẩm đã được tái sử dụng cho các mục đích như làm phân bón hữu cơ, nuôi trồng thủy sản, sản xuất năng lượng sinh khối hoặc nguyên liệu công nghiệp. 

Tuy nhiên vẫn còn đến 70% rơm rạ bị bỏ, đốt ngoài đồng hoặc thải ra môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí.

Ngoài ra theo ông, việc thu gom và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng cũng là vấn đề nan giải. 

Hằng năm ngành nông nghiệp phát sinh khoảng 944 tấn bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tuy nhiên tỉ lệ thu gom chỉ đạt khoảng 62,3%. Phần còn lại bị đốt hoặc xả thải trực tiếp ra môi trường, tạo ra nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng.

Để khắc phục tình trạng nói trên, ông Đạt cho hay ngành đã tích cực đưa các giải pháp vào chiến lược hành động như tận dụng tối đa phụ phẩm nông nghiệp cho các mục đích có giá trị gia tăng như sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng tái tạo, phân bón sinh học. 

Đồng thời khuyến khích ứng dụng công nghệ tiên tiến như chế biến sinh học tại chỗ, sản xuất enzyme để đẩy nhanh quá trình phân hủy phụ phẩm.

Trước đó ngày 19-6, Tuổi Trẻ Online có bài phản ánh theo nghị định 45 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, những hành vi gây khói bụi ảnh hưởng đến môi trường sẽ bị xử phạt. Nhưng ở Ninh Bình nhiều người dân vẫn thản nhiên đốt rơm rạ. Theo người dân địa phương, đốt rơm rạ chủ yếu sau khi thu hoạch lúa khoảng 1-2 ngày.

Có khu vực khói bụi từ cánh đồng tràn vào khu dân cư, gây ngột ngạt không khí cả một vùng. Đáng chú ý, tình trạng đốt rơm rạ còn diễn ra ở ngay sát quốc lộ 1A và cao tốc Hà Nội - Ninh Bình đã khiến các phương tiện giao thông di chuyển qua đây tầm nhìn bị hạn chế, đặc biệt vào lúc chiều muộn, trời nhá nhem tối.

Hình ảnh rơm rạ sau thu hoạch vụ lúa được đốt thản nhiên ở Ninh Bình:

rơm rạ - Ảnh 2.

Một khu dân cư chìm trong khói rơm rạ

Đốt rơm rạ tự phát gây ô nhiễm không khí nặng nề - Ảnh 3.

Đốt rơm rạ tự phát đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người dân

Đốt rơm rạ tự phát gây ô nhiễm không khí nặng nề - Ảnh 4.

Khói từ đốt rơm rạ tràn vào quốc lộ 1A

rơm rạ - Ảnh 5.

Đốt rơm rạ cạnh cao tốc Hà Nội - Ninh Bình

Đốt rơm rạ tự phát gây ô nhiễm không khí nặng nề - Ảnh 6.Ô nhiễm, khói bụi: Ta đang hại mình

Kể từ tháng 11-2024 đến tháng 1-2025, nhiều ngày tại nhiều điểm quan trắc ở Hà Nội của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho ra kết quả chất lượng không khí xấu (cảnh báo đỏ), rất kém (cảnh báo tím) - ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên