08/01/2025 18:30 GMT+7

Dịch vụ tài chính phủ sóng từ nhà ra ngõ

Quét mã QR để mua một ly cafe, bát phở, gói xôi... vốn là chuyện bình thường, nhưng là “cuộc cách mạng” mà các ứng dụng tài chính góp phần tạo ra sau một thập kỷ để nay len lỏi tới mọi ngóc ngách của đời thường.

Quét QR từ nhà ra ngõ

Ghé một hàng xôi trên đường đi làm buổi sáng, Phan Hạnh (27 tuổi, TP.HCM) miệng vừa đặt hàng, tay vừa giơ điện thoại lên quét mã thanh toán.

Một bảng nhỏ in mã QR được người bán đặt ngay ngắn trước sạp hàng, đủ để các khách hàng bận rộn với vài phút ghé qua như Hạnh nhìn là "hiểu ý" ngay quán có nhận chuyển khoản.

"Em MoMo rồi nhé", Hạnh giơ màn hình điện thoại có dấu tích giao dịch thành công, hàm ý "đã trả tiền". Xác nhận bằng cái gật đầu gọn lẹ của người bán, toàn bộ quá trình giao dịch diễn ra trên điện thoại, không cần tiền mặt trao tay, trong chưa đầy 1 phút.

Quỳnh Lê (23 tuổi, TP.HCM) thậm chí không còn thói quen mang theo tiền mặt từ nhiều năm nay.

"Bây giờ ra đường, muốn mua từ bánh mì, cốc cafe... đều có các app thanh toán chuyển trả được hết. Ngồi nhà thì mua sắm online, thanh toán hoá đơn, nạp tiền điện thoại, mua vé máy bay, xem phim... cũng chỉ cần lên ví điện tử, app ngân hàng", Quỳnh cho hay.

Dịch vụ tài chính phủ sóng từ nhà ra ngõ - Ảnh 1.

Một cửa hàng bánh mì dán mã QR MoMo

Hạnh hay Quỳnh nằm trong hơn 200 triệu tài khoản thanh toán khách hàng cá nhân của người Việt năm 2024, ghi nhận mức tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng trong năm 2024, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đạt 17 tỉ giao dịch, theo số liệu từ NHNN. Lượng người dùng và giá trị giao dịch khẳng định sự phổ biến thanh toán không dùng tiền mặt. Mã QR gần như phủ sóng từ trung tâm thương mại, siêu thị lớn… đến từng chợ dân sinh, hàng phở, hàng cửa hàng tạp hóa, gánh xôi, xe cafe lưu động...

Không chỉ phổ biến từ nhà ra ngõ, "thanh toán điện tử" cũng trở thành cụm từ khóa được bàn tán sôi nổi trên… mạng xã hội, theo báo cáo fintech cuối năm 2024 do Reputa công bố. Các bạn trẻ đặc biệt yêu thích hình thức này, rỉ tai nhau nhiều bí kíp tận dụng thanh toán online tích điểm đổi quà, săn ưu đãi, hoàn tiền, nhận voucher ưu đãi...

Chỉ riêng trên ứng dụng như MoMo, người dùng đã có thể đổi nhiều thẻ quà từ ăn uống, đi lại, mua sắm... trên 180.000 đối tác đa ngành hàng từ làm đẹp, giải trí, thời trang, du lịch...

Nhưng để thực sự phủ sóng diện rộng, các ứng dụng như MoMo, Zalopay, Viettel Money... đã tận dụng sự phát triển của internet di động, góp phần tạo nên cuộc cách mạng trong thanh toán nhờ vươn được tới các vùng sâu, vùng xa…, giúp người dân chưa có điều kiện mở tài khoản ngân hàng có thể tận hưởng sự tiện lợi của "không dùng tiền mặt".

Số lượng tài khoản Mobile-Money của người Việt Nam đến tháng 6-2024 đã đạt 9,13 triệu tài khoản, theo báo cáo mới nhất từ EY. Trong đó, khoảng 70% được mở tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.

Không chỉ là thanh toán

Cũng giống như cách khiến việc "ra đường không cần mang theo ví" thành bình thường, các ứng dụng tài chính đang tiếp tục biến những dịch vụ phức tạp thành giản đơn, nhờ "chìa khóa" công nghệ và dữ liệu.

Từ những thanh toán nhỏ hàng ngày, ứng dụng tài chính ngày nay với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng tự động phân loại hóa đơn vào từng danh mục, từ đó tổng hợp nên bức tranh chi tiêu, phản ánh chính xác tình hình tài chính cá nhân để giúp người dùng quản lý dễ dàng, hiệu quả.

Dịch vụ tài chính phủ sóng từ nhà ra ngõ - Ảnh 2.

Người dùng vào mục “Quản lý chi tiêu” trên ứng dụng MoMo để xem lại chi tiêu trong một tháng

Đến các dịch vụ hành chính công, vốn "gắn mác" là nhiều thủ tục, rườm rà như đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phí trước bạ ôtô, xe máy, đóng phạt vi phạm giao thông..., nay hoá nhẹ tênh khi "lên app", hoàn thành phút mốt, mọi nơi, mọi lúc...

Theo thống kê của MoMo, trong năm 2024, bên cạnh các cổng thanh toán khác, kênh thanh toán này chiếm 35% tổng số giao dịch không dùng tiền mặt trên cổng dịch vụ công quốc gia.

Cũng với cách tiếp cận "đơn giản hóa các quy trình phức tạp" trên, rất nhiều dịch vụ tài chính khác nhờ vậy tiếp cận được với số đông người dân, bất kể khoảng cách địa lý, độ tuổi, thu nhập, trình độ...

Không còn là cuộc chơi của doanh nghiệp hay khách hàng cá nhân có thu nhập khá và cao, một người dùng với số tiền dù khiêm tốn vẫn có thể mở tài khoản tiết kiệm trực tuyến chỉ từ 500.000 đồng, mua chứng chỉ quỹ chỉ từ 10.000 đồng, đầu tư chứng khoán, mở tài khoản ngân hàng trong 2-3 phút.

Hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện, cho mọi người, các ứng dụng tài chính cũng nỗ lực đưa những khách hàng chưa được tiếp cận dịch vụ ngân hàng vào hệ sinh thái của mình.

Sản phẩm Ví Trả Sau của MoMo và TPBank là một ví dụ khi trở thành "phao cứu sinh tài chính" cho nhiều người không có lịch sử tín dụng được phê duyệt các khoản vay chính thống, chi trả các nhu cầu cơ bản hàng ngày.

Dịch vụ tài chính phủ sóng từ nhà ra ngõ - Ảnh 3.

MoMo là một trong Top 10 Thương hiệu Tốt nhất Việt Nam

Với những nỗ lực không ngừng trong việc "bình dân hóa" và đưa các dịch vụ tài chính đến gần hơn với đời sống hàng ngày của người Việt, MoMo vừa đánh dấu năm thứ 4 liên tiếp có mặt trong Bảng xếp hạng Top 10 Thương hiệu Tốt nhất Việt Nam năm 2024 (Best Brand Rankings 2024 in Vietnam), được công bố bởi hãng nghiên cứu thị trường Decision Lab.

Khi đứng cạnh các thương hiệu thuộc những lĩnh vực thiết yếu như F&B, thương mại điện tử, điện máy, công nghệ..., MoMo càng khẳng định rằng các dịch vụ tài chính đang ngày càng gần gũi và thiết yếu với người tiêu dùng.

Điều đó càng góp phần khẳng định rằng tương lai của tài chính không dùng tiền mặt, tiện lợi và dễ dàng, đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong hành trình phát triển của xã hội.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: MoMo Mã QR