19/02/2024 10:26 GMT+7

Đi tù về không còn hộ khẩu thì phải làm sao?

Tôi đi tù về và không còn hộ khẩu ở nhà vợ cũ. Vậy tôi cần phải làm gì để có được hộ khẩu?

Trước đây tôi đi tù và ly hôn vợ, lúc đó hộ khẩu tôi vẫn ở nhà vợ. Nay tôi mãn hạn tù về thì vợ cũ tôi đã làm lại hộ khẩu và không khai báo tên tôi trong hộ khẩu nữa, giờ tôi phải làm thế nào?

Bạn đọc [email protected] gửi câu hỏi nhờ luật sư tư vấn.

Luật gia Phạm Văn Chung (Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum) tư vấn về việc đi tù về không còn hộ khẩu như sau:

Trước đây theo thông tư số 11/2005/TT-BCA của Bộ Công an thì trường hợp đang chấp hành án phạt tù trong các trại giam sẽ bị xóa tên trong sổ hộ khẩu.

Tuy nhiên, theo quy định mới tại điểm d khoản 1 điều 24 Luật Cư trú năm 2020 thì:

Luật gia Phạm Văn Chung

Luật gia Phạm Văn Chung

"Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng".

Như vậy, trường hợp của anh phải chấp hành hình phạt tù thì sẽ không bị xóa đăng ký thường trú khi vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên.

Tuy nhiên, do vợ cũ anh không khai báo khi làm lại hộ khẩu mới nên anh buộc phải thực hiện khai báo làm thủ tục để được đăng ký thường trú.

Trước hết, anh nên đến đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - công an cấp huyện nơi anh có hộ khẩu thường trú trước khi đi tù để thực hiện một số thủ tục như: giấy ra trại; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; giấy xác nhận có hộ khẩu gốc tại căn nhà nói trên; bản tường trình, cam kết từ khi rời trại giam trở về địa phương; xác nhận tình trạng nhà ở... để cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn giải quyết.

Theo khoản 2 điều 20 Luật Cư trú năm 2020 thì công dân được đăng ký hộ khẩu thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương trong các trường hợp sau, nếu được chủ hộ đồng ý:

- Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con.

- Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột.

- Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ.

- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ.

- Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột.

- Ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột.

Như vậy, nếu được chủ hộ thuộc các trường hợp trên đồng ý cho nhập hộ khẩu thì anh sẽ được nhập hộ khẩu vào địa chỉ nêu trên.

Tuy nhiên, nếu mới chấp hành xong án phạt tù thì khi đi làm thủ tục anh phải xuất trình giấy xác nhận đã chấp hành xong án phạt tù và giấy xác nhận của các nơi cư trú trước đây về việc anh từng có hộ khẩu thường trú nơi đó.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên