02/07/2025 09:18 GMT+7

Dấu gai đen ở da: Không phải vệ sinh kém, cảnh báo sức khỏe xấu cần lưu ý

Nhiều người còn lầm tưởng dấu gai đen ở vùng cổ, nách, bẹn... là do da dơ, vệ sinh kém. Bác sĩ cho biết da gai đen có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe cần lưu ý, đặc biệt ở trẻ dậy thì.

Dấu gai đen ở da: Không phải vệ sinh kém, cảnh báo sức khỏe xấu cần lưu ý - Ảnh 1.

Dấu gai đen ở vùng cổ của một bé gái - Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Không ít người, đặc biệt là trẻ dậy thì có làn da ở cổ, nách, bẹn... bị sạm màu, dày và thô ráp như ở dơ lâu ngày không vệ sinh, hay dính bẩn. Dù được tắm rửa sạch sẽ nhưng vùng da kém thẩm mỹ này vẫn không cải thiện, khiến người bệnh kém tự tin, xấu hổ.

Những biểu hiện trên theo y khoa gọi là dấu gai đen - tình trạng vùng da bị sạm màu, dày và thô ráp như nhung, thường xuất hiện ở những vị trí nếp gấp trên cơ thể như cổ, nách, bẹn, khuỷu tay, đầu gối hoặc khớp ngón tay.

Dấu gai đen còn có thể đi kèm với các triệu chứng như tăng cân nhanh, mỡ tập trung vùng bụng, mệt mỏi, uể oải, kinh nguyệt không đều (ở nữ giới), có người trong gia đình mắc tiểu đường.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường - cố vấn chuyên môn đơn vị Hỗ trợ sinh sản Mỹ Đức, Bệnh viện Mỹ Đức, tổng thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM - cho biết dấu gai đen là một cảnh báo về sức khỏe cần lưu ý ở cả nữ và nam, đặc biệt ở trẻ dậy thì. Chúng thường đi kèm với rối loạn chức năng sinh sản.

Hiện chưa có thống kê người mắc chứng gai đen vì đây là triệu chứng hay gặp ở nhiều nhóm bệnh nhân khác nhau.

"Dấu hiệu này rất quan trọng và thường gặp, đặc biệt là các bạn trẻ mới lớn, thừa cân, béo phì do cơ địa và chế độ ăn nhiều fast food, nhưng hay bị bỏ qua", bác sĩ Mạnh Tường lưu ý.

Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết thêm rằng dấu gai đen cũng có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo nguy cơ tiểu đường và kháng insulin - dấu hiệu cảnh báo sớm tiền tiểu đường hoặc tiểu đường type 2. Chúng cũng liên quan đến rối loạn về di truyền, bệnh tự miễn, ác tính hay do một số thuốc...

Bác sĩ khuyến cáo nếu da ở vùng cổ hoặc nách có biểu hiện da thâm, sạm, thô ráp... không cải thiện dù tắm rửa sạch sẽ, nên đi khám nội tiết - chuyển hóa để kiểm tra chỉ số đường huyết và chức năng insulin.

Dấu gai đen ở da: Không phải ở dơ, cảnh báo xấu sức khoẻ cần lưu ý - Ảnh 3.Da cổ nổi gai đen, sần sùi bệnh gì?

Bé Nguyễn Ngọc Th., 8 tuổi, nhà ở Cai Lậy, Tiền Giang, mấy tháng nay bị nổi một mảng gai đen vắt ngang qua cổ, mẹ tưởng bé ở dơ, bị hòm ghét trên da nên mẹ kỳ cọ thiệt kỹ mà vẫn không hết, nên đưa bé đến bác sĩ khám.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên