25/09/2003 09:59 GMT+7

Phải biết "vận động cá nhân" trong giao thương

CẨM HÀ thực hiện
CẨM HÀ thực hiện

TT (Hà Nội) - Từ ngày 8 đến 19-9, ông Chu Tuấn Nhạ (cựu bộ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ & môi trường) đã dẫn đầu một đoàn đại biểu đi thăm Mỹ - chuyến đi theo ông là mang ý nghĩa “ngoại giao nhân dân”, đầy bận rộn với cuộc làm việc cuối cùng chỉ kết thúc ít phút trước khi đoàn ra sân bay về nước. Ông đã dành cho Tuổi Trẻ một cuộc trao đổi ngay khi vừa có mặt tại Hà Nội.

vPfdDwsO.jpgPhóng to

Ông Chu Tuấn Nhạ, chủ tịch hội Việt - Mỹ

TT (Hà Nội) - Từ ngày 8 đến 19-9, ông Chu Tuấn Nhạ (cựu bộ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ & môi trường) đã dẫn đầu một đoàn đại biểu đi thăm Mỹ - chuyến đi theo ông là mang ý nghĩa “ngoại giao nhân dân”, đầy bận rộn với cuộc làm việc cuối cùng chỉ kết thúc ít phút trước khi đoàn ra sân bay về nước. Ông đã dành cho Tuổi Trẻ một cuộc trao đổi ngay khi vừa có mặt tại Hà Nội.

- Ông Chu Tuấn Nhạ: Chúng tôi đã tiếp xúc với một số hạ nghị sĩ Mỹ như Eni Faleomavaega, Lane Evans, phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ Matt Daley, thư ký Hội đồng các nhà lãnh đạo trẻ Abigail Perman, phó thống đốc bang Massachusetts Kerry Healy, gặp gỡ các hội cựu chiến binh, nói chuyện với các đảng viên Đảng Cộng sản Mỹ... Đa số những người chúng tôi tiếp xúc đều khẳng định cần thúc đẩy quan hệ thương mại với VN, phản đối việc gắn tăng cường giao thương với các vấn đề không liên quan tới kinh tế như dân chủ, nhân quyền.

* Các vấn đề tranh chấp thương mại đã và đang nảy sinh giữa hai nước được đề cập như thế nào trong chuyến thăm, thưa ông ?

- Đó là nội dung chính trong cuộc gặp giữa chúng tôi và chủ tịch Hội đồng thương mại Mỹ - Việt Virginia Foote. Cần biết rằng Hội đồng thương mại Mỹ - Việt là nơi luôn ủng hộ quan hệ giao thương và đầu tư với VN và hỗ trợ VN rất nhiều trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại.

Nhắc tới vụ cá ba sa và sắp tới có thể là vụ kiện với mặt hàng tôm, bà Foote cho rằng càng tăng trao đổi thương mại thì những tranh chấp càng dễ xảy ra. Bà nhấn mạnh tới việc các doanh nghiệp (DN) VN cần phải chú trọng nhiều hơn nữa tới việc “vận động cá nhân” để thắng trong các vụ kiện tụng bởi ở Mỹ vận động hành lang là khâu quyết định.

Theo bà, VN cần kiên định mục tiêu gia nhập WTO, càng sớm càng tốt vì WTO là cơ chế tốt nhất để giải quyết các tranh chấp. Muốn đẩy nhanh gia nhập WTO, VN cần phải tăng niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài chứ không chỉ riêng với DN Mỹ bằng cách tạo điều kiện cho nhà đầu tư hơn nữa. Bà có nói đại ý: “Dưới thời tổng thống Clinton, bầu trời chủ yếu là trong xanh, thỉnh thoảng mới gợn vài đám mây, còn hiện giờ thì mây bao phủ là chính. Nhưng quan trọng là đừng nhìn thấy mây mà cho rằng đã là bão tố”. Bà bày tỏ tin tưởng giao thương Việt - Mỹ tiếp tục phát triển nhanh và Mỹ sớm khẳng định vai trò là đối tác buôn bán lớn nhất của VN.

* Chúng ta có chủ động đề cập các vấn đề dân chủ, nhân quyền vốn đang nổi lên trong quan hệ hai nước gần đây?

- Vấn đề này đã được chúng tôi nêu lên nhiều nhất tại cuộc gặp với Nhóm trợ lý tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương của Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ. Đây là nhóm chủ chốt thảo ra các nghị quyết để thông qua tại thượng viện. Họ nói rằng theo như các báo cáo họ được tiếp cận thì VN chưa có tự do tín ngưỡng, thiếu bình đẳng giới, thiếu nhân quyền... Tôi đã giải đáp tất cả những thắc mắc họ nêu. Chẳng hạn, về tự do tôn giáo, các tôn giáo ở VN (Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hòa Hảo...) cùng tồn tại và phát triển, không có hiện tượng tôn giáo này chống lại hoặc kỳ thị tôn giáo kia. Chỉ có những người lợi dụng tôn giáo để phá hoại an ninh quốc gia hoặc gây bất ổn cho xã hội, vi phạm pháp luật mới bị xử lý.

Tôi lấy ví dụ khi nước Mỹ xử lý những tên khủng bố nhân danh niềm tin tử vì đạo của họ thì không thể đánh đồng rằng nước Mỹ đang đàn áp đạo Hồi. Nhóm đã ghi chép rất cẩn thận và nói sẽ thu xếp sang VN để chứng kiến thực tế. Tôi nghĩ đó cũng là một thành công bởi ít nhất, họ sẽ có cơ hội kiểm nghiệm thực tế và bớt phụ thuộc vào các báo cáo sai lệch.

* Ông có thể chia sẻ với bạn đọc Tuổi Trẻ những cảm nhận riêng của mình về nước Mỹ sau chuyến thăm?

- Tôi có cảm giác người Mỹ đang không bình yên, lo âu hơn lúc nào hết. Tôi luôn thấy những gương mặt căng thẳng khi phải đối mặt với cảnh khám xét rất nghiêm ngặt ở các sân bay (bắt cởi cả giày dép, thắt lưng...). Trớ trêu hơn là cả lúc đi xuống tàu để thăm tượng Nữ thần Tự do, những thủ tục khám xét cũng phiền hà như vậy.

Nước Mỹ đang vào mùa vận động tranh cử, lòng người chia rẽ, mỗi người một mối bận tâm. Nhưng tôi để ý thấy rằng tuy các cuộc tranh luận về tranh cử diễn ra sôi nổi trên truyền hình hoặc báo chí nhưng đa số vẫn khá thờ ơ. Tôi hỏi một số học giả của Mỹ rằng hình như trung bình số người tham gia bỏ phiếu các kỳ bầu tổng thống chỉ hơn 50%, họ đính chính lại rằng chưa tới 50%.

* Xin cảm ơn ông.

CẨM HÀ thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên