TTCT - Không khó hiểu thất bại của Quốc Dân đảng “cố cựu” ở Đài Loan. Song cũng không đơn giản nhiệm kỳ của người phụ nữ Trung Quốc đầu tiên vào vị trí lãnh đạo của Đài Loan. Các ủng hộ viên Đảng Dân tiến của bà Thái Anh Văn trong ngày bầu cử 16-1 -Reuters Gần 11g tối thứ bảy 16-1, Ủy ban bầu cử trung ương Đài Loan ra tuyên bố: Bà Thái Anh Văn, ứng cử viên của Đảng Dân chủ tiến bộ, đắc cử người đứng đầu Đài Loan nhiệm kỳ thứ 14 với tổng số phiếu bầu là 6.894.744 phiếu, cao hơn ứng cử viên Đảng Quốc dân Châu Lập Luân (chỉ 3.080.000 phiếu), giành tỉ lệ phiếu bầu là 56%. Đảng Dân chủ tiến bộ (Dân tiến) cũng giành 68 chiếc ghế tại Viện Lập pháp, trở thành đảng lớn nhất trong Viện Lập pháp; Đảng Quốc dân 35 ghế; Đảng Lực lượng thời đại 5 ghế, Đảng Thân dân 3 ghế. Thế nhưng, tỉ lệ người dân đi bỏ phiếu lại không cao, chỉ 66,27%. Lần đầu tiên trong lịch sử Đài Loan, tỉ lệ phiếu bầu thấp hơn 70%, và cũng là thấp nhất kể từ năm 1996 trở lại đây. Ngoài ra, tỉ lệ bỏ phiếu bầu đại biểu Viện Lập pháp cũng chỉ có 66,58%. Phản thành tích của Quốc dân đảng Tuy số người đi bỏ phiếu không cao, song khoảng cách giữa ứng cử viên về đầu với ứng cử viên về nhì lại rất lớn, bỏ xa những 3,8 triệu phiếu, còn cao hơn cả số phiếu của ứng cử viên này (chỉ hơn 3 triệu phiếu). Tỉ lệ này phản ánh thái độ của cử tri đối với đường lối của Quốc Dân đảng mà ông Mã Anh Cửu lãnh đạo trong 7 năm qua. Đỉnh cao của thành tích nhiệm kỳ 7 năm của ông Mã Anh Cửu là cuộc gặp giữa ông với ông Tập Cận Bình hôm 7-11 năm ngoái tại khách sạn Shangri-La, Singapore. Sau cuộc gặp, ông Mã Anh Cửu họp báo cho biết: “Hôm nay tôi và ngài Tập Cận Bình, lần lượt trong cương vị lãnh đạo của Đài Loan và lãnh đạo của Trung Quốc đại lục, vượt qua khoảng cách thời gian 66 năm để bắt tay nhau, nắm trong tay quá khứ và tương lai của hai bờ eo biển, cũng nắm lấy hi vọng chấn hưng dân tộc Trung Hoa, có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn”. Cải thiện quan hệ với đại lục là điều mà ông nêu bật trong diễn văn tổng kết 7 năm cầm quyền của mình: “Bản thỏa thuận 1992 về “một nước Trung Hoa, mỗi bên tự giải thích” là nền tảng vững chắc cho mối quan hệ và giao lưu giữa hai bờ eo biển. Thành tựu này, chính phủ trước đây làm không được. Chúng tôi đã dựa vào đâu để thực hiện được? Nguyên nhân rất đơn giản: trong 7 năm qua, trong khuôn khổ hiến pháp Đài Loan, chính phủ đã duy trì hiện trạng không thống nhất, không độc lập, không vũ trang, với tinh thần thực tế, dựa trên nền tảng của bản thỏa thuận 1992 để thúc đẩy hòa bình giữa hai bờ eo biển”. Ông kết luận: “Sau này dù là đảng nào chấp chính thì cũng nên tiếp tục đi theo hướng đi này”. Thế nhưng, đã chỉ có 3.080.000 cử tri bỏ phiếu cho ứng cử viên của Quốc Dân đảng, trong khi ứng cử viên Thái Anh Văn lại được số phiếu hơn gấp đôi. Phải chăng điều mà ông Mã Anh Cửu xem là thành tích lại chính là lý do khiến chừng đó cử tri đã chọn bà Thái Anh Văn? Phát biểu sau đây của ông Mã Anh Cửu trên Đài phát thanh quốc tế Đài Loan ngày 1-11-2015 là câu trả lời: “Tôi không hiểu tại sao họ không chịu chấp nhận, lý do kháng cự có lẽ là do hình thái ý thức, nhìn thấy cụm từ “một nước Trung Quốc” là nổi da gà... Bản thỏa thuận này không có thiệt thòi gì cho Đài Loan cả”. Đài phát thanh quốc tế Đài Loan còn thuật rằng: Ông Mã Anh Cửu nhấn mạnh rằng “Thỏa thuận chung 1992” không những không lỗi thời mà còn có thể sử dụng trong thời gian rất dài, còn có rất nhiều tiềm năng chưa được phát huy trong bản thỏa thuận chung này. Thỏa thuận chung 1992 có thể để cho Đài Loan giữ được một không gian hoạt động nhất định, không hoàn toàn bị chiếm, không có vấn đề gì xảy ra, đây là một thiết kế rất đơn giản. Tất nhiên, Bắc Kinh đã ra sức vận động gián tiếp cho Quốc Dân đảng. Mới hôm 5-1-2016, tức chỉ 11 ngày trước cuộc bầu cử, Trung Quốc tuyên bố mở cửa cho ba thành phố thí điểm cho “hành khách Trung Quốc quá cảnh tại Đài Loan”. Đồng thời, Bắc Kinh cũng khởi động việc đàm phán thỏa thuận thương mại về hàng hóa giữa hai bờ eo biển vốn đã bị trì hoãn khá lâu. Trong khi báo chí gọi đó là “món quà lớn” của phía bờ bên kia để hỗ trợ chiến dịch vận động bầu cử của đảng cầm quyền tại Đài Loan, thì một giáo sư của Trung tâm nghiên cứu châu Mỹ, Trường đại học Đạm Giang là ông Trần Nhất Tân lại cảnh báo: “Những giải pháp này chưa chắc đã giúp ích đối với tình hình bầu cử của Đảng Quốc dân”. Học giả trên giải thích: “Thông qua các biện pháp này, Bắc Kinh muốn thể hiện rằng không vì bầu cử của Đài Loan mà làm lỡ việc thảo luận và đàm phán đối thoại giữa hai bờ eo biển. Và cũng là để bắn tin cho Đảng Dân chủ tiến bộ biết rằng nếu chấp nhận “Thỏa thuận năm 1992” thì mối quan hệ hai bờ eo biển sẽ tiếp tục phát triển hòa bình; bằng không, quan hệ hai bờ eo biển sẽ thụt lùi, đại lục sẽ không cần đàm phán với Đài Loan, không giao thiệp với Đài Loan nữa”. Phó chủ nhiệm Ủy ban Trung Hoa lục địa của phía Đài Loan là ông Triệu Kiến Dân đặt vấn đề: “Giả dụ bà Thái Anh Văn đắc cử, trong tương lai chính sách hai bờ eo biển của bà sẽ triển khai ra sao? Đó mới là điều mấu chốt. Nếu dựa vào đường lối chính sách của bà như hiện tại, sự giao lưu giữa hai bờ eo biển chắc chắn sẽ bị đứt quãng”. Các phó giáo sư Tiết Lục và Yến Trác, cùng thuộc Hàn lâm viện khoa học xã hội Trung Quốc, hôm 8-1-2016 đã không ngần ngại cảnh cáo ngay trên một tờ báo Mỹ rất nghiêm chỉnh là tờ The Diplomat rằng: “Nếu Thái Anh Văn được bầu làm lãnh đạo của Đài Loan vào tháng 1 tới, Trung Quốc tin rằng... ưu tiên trên biển của Trung Quốc sẽ chuyển đến biển Hoa Đông, đặc biệt là eo biển Đài Loan” và rằng “Trung Quốc sẽ giảm bớt trên biển Nam Hải“(tức Biển Đông của Việt Nam - NV). “Ưu tiên trên biển” của Trung Quốc là gì, ít người Việt nào không hiểu rằng đó là một đe dọa quân sự! Thỏa thuận ngầm năm 1992 Các phó giáo sư Tiết Lục và Yến Trác, cùng thuộc Hàn lâm viện khoa học xã hội Trung Quốc, hôm 8-1-2016 đã không ngần ngại cảnh cáo ngay trên một tờ báo Mỹ rất nghiêm chỉnh là tờ The Diplomat rằng: “Nếu Thái Anh Văn được bầu làm lãnh đạo của Đài Loan vào tháng 1 tới, Trung Quốc tin rằng... ưu tiên trên biển của Trung Quốc sẽ chuyển đến biển Hoa Đông, đặc biệt là eo biển Đài Loan” và rằng “Trung Quốc sẽ giảm bớt trên biển Nam Hải (tức Biển Đông của Việt Nam - NV). “Ưu tiên trên biển” của Trung quốc là gì, ít người Việt nào không hiểu rằng đó là một đe dọa quân sự! Vấn đề đặt ra cho chính phủ sắp tới ở Đài Loan là hành xử như thế nào với điều gọi là “Đồng thuận năm 1992”. “Đồng thuận năm 1992” là kết quả của một cuộc họp vào tháng 11-1992 tại Hong Kong lúc đó còn thuộc Anh, giữa Hiệp hội Quan hệ qua eo biển Đài Loan (ARATS) đại diện cho Trung Quốc và Tổ chức Trao đổi qua eo biển (SEF) đại diện cho Đài Loan. Ba tháng trước cuộc họp năm 1992 đó, phía Đài Loan công bố tuyên cáo sau để thăm dò: “Cả hai bên eo biển Đài Loan đồng ý rằng chỉ có một nước Trung Quốc. Tuy nhiên, hai bên eo biển có ý kiến khác nhau về ý nghĩa của “một Trung Quốc”. Theo Bắc Kinh, “một Trung Quốc” có nghĩa là nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Đài Loan sẽ trở thành một “đặc khu hành chính” sau khi thống nhất đất nước. Còn đối với Đài Bắc, “một Trung Quốc” có nghĩa là Đài Loan được thành lập vào năm 1911 và có chủ quyền pháp lý trên toàn bộ Trung Quốc. Tuy nhiên, vùng lãnh thổ Đài Loan hiện nay đang chỉ có thẩm quyền trên Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn và Mã Tổ. Đài Loan là một phần của Trung Quốc, và Trung Quốc đại lục cũng là một phần của Trung Quốc” (China/Taiwan: Evolution of the “One China” Policy). Trong thực tế, cho đến nay “Đồng thuận năm 1992” vẫn là một thỏa thuận ngầm. Tất nhiên, Bắc Kinh cho rằng “một Trung Quốc” có nghĩa là chỉ có một nước Trung Quốc duy nhất và rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Chính vì đây chỉ là một thỏa thuận ngầm, có định nghĩa tùy hỉ, mà có những dị biệt giữa các bên, thậm chí ngay trong phía Đài Loan. Trung Quốc thì nhất định rằng “một Trung Quốc” có nghĩa rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Quốc Dân đảng thì xem “Đồng thuận năm 1992” như là một thỏa thuận ngầm và hai bên tùy ý định nghĩa “một Trung Quốc”. Đảng Dân chủ tiến bộ của bà Thái Anh Văn thì chỉ xem các cuộc gặp năm 1992 đó là một sự kiện lịch sử chứ không bao giờ công nhận “Đồng thuận năm 1992”, mà sau đó tất cả sẽ thu về một mối là Trung Quốc, như Hong Kong và Macau. Chính vì thế mà sau cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và ông Mã Anh Cửu tại Singapore, trong khi phía ông Mã hào hứng xem là “lịch sử” và là thành tích thì báo chí Trung Quốc đồng loạt lên tiếng cảnh cáo xu hướng Đài Bắc tuyên bố “độc lập” đang lên tại đấy. Tuân thủ thỏa thuận ngầm năm 1992 với Bắc Kinh, về “một nước Trung Quốc duy nhất” để được sống trong hòa bình, là thông điệp chính của nhiều tờ báo. Xã luận của Nhân Dân Nhật Báo cảnh báo một cách ví von rằng nếu Đài Bắc không tuân thủ “Đồng thuận năm 1992” thì “con tàu phát triển hòa bình có thể sẽ gặp sóng lớn và biển động dữ dội” và “tàu có thể bị chìm”. Trong khi đó tờ Hoàn Cầu Thời Báo thì đe dọa: “Đài Loan“ phải nhắc với các ứng cử viên rằng chỉ bằng cách đi theo “Đồng thuận năm 1992”, họ mới thực hiện được nghĩa vụ của mình, bảo đảm được nền hòa bình lâu dài cho 23 triệu dân Đài Loan”. Rõ ràng đối tượng chính của truyền thông Trung Quốc, khi nhắc lại thỏa thuận ngầm 1992 giữa Bắc Kinh và Đài Bắc, là đảng đối lập Dân tiến vốn có xu hướng “độc lập” và đang có nhiều khả năng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay. Những cảnh cáo chặn đầu đó nay được tiếp nối bằng những răn đe sau bầu cử. China Daily ngày 16-1 đăng ngay xã luận: “Nay Đảng Dân tiến của thủ lĩnh Thái Anh Văn đã thắng cuộc bầu cử, bà ta nên làm sao cho người dân ở Đài Loan cảm thấy an toàn, chứ đừng tạo ra những lo lắng với chính sách mơ hồ về đại lục của bà ta... Bà ta chưa hề tỏ rõ xem bà ta tiếp cận “Đồng thuận năm 1992” như thế nào... Vẫn còn nhiều khác biệt giữa đại lục và Đài Loan, không chỉ trong lối sống và hệ thống xã hội, mà còn cả trong cách thống nhất như thế nào. Không được trong bất cứ trường hợp sử dụng các dị biệt như là những cái cớ mưu tìm độc lập Đài Loan, điều đó có nghĩa là chiến tranh, như “đạo luật chống ly khai” của đại lục đã dự liệu. Bất kỳ nỗ lực để lèo lái các hòn đảo đến gần hơn với độc lập sẽ được xem là ngu ngốc”.■ Tags: Đài LoanBà Thái Anh VănĐài loan bầu cử
Ra thế giới với Việt Nam trong tim TUỔI TRẺ ONLINE 28/01/2025 20 năm trước, 'công dân toàn cầu' còn là một khái niệm mới được giới trẻ Việt Nam tìm hiểu và lấy làm ước mơ, khát vọng phấn đấu để đi xa tiến xa. Nhưng hiện nay, với thế hệ gen Z, công dân toàn cầu đã là một điều tất yếu của cuộc đời.
Làng Nủ hồi sinh sau lũ quét, nụ cười đã tìm về, dịu lại những gương mặt khổ đau 28/01/2025 Sau hơn một tháng dọn vào khu tái định cư, cuộc sống của những hộ dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đang dần ổn định. Họ đang chuẩn bị đón cái Tết đầu tiên trong ngôi làng mới.
Tin tức thế giới 28-1: Nvidia mất gần 600 tỉ USD; Colombia điều máy bay nhận người bị Mỹ trục xuất DUY LINH 28/01/2025 Loạt dự án nhân đạo tại Ukraine điêu đứng khi Mỹ dừng viện trợ; Ấn Độ và Trung Quốc nối lại đường bay sau 5 năm cắt đứt.
Hà Nội dừng trình diễn drone mang theo pháo hỏa thuật trong đêm giao thừa PHẠM TUẤN 28/01/2025 Phần trình diễn ánh sáng bằng drone trong chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long" bị dừng để đảm bảo sự thành công của chương trình.