16/04/2025 11:34 GMT+7

Đại biểu thống nhất sau sắp xếp Quảng Ngãi giảm 67,65% số xã

Các đại biểu thảo luận và thống nhất thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi năm 2025, sau sắp xếp Quảng Ngãi giảm 67,65% số xã.

quảng ngãi - Ảnh 1.

Bà Bùi Thị Quỳnh Vân, bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi - Ảnh: TRẦN MAI

Sáng 16-4, Tỉnh ủy Quảng Ngãi tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi năm 2025, cùng đề án sáp nhập Đài phát thanh và truyền hình tỉnh và báo Quảng Ngãi.

Tại hội nghị, các đại biểu thảo luận, thống nhất thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi năm 2025.

Theo đó hiện Quảng Ngãi có 170 đơn vị hành chính cấp xã (144 xã, 17 phường và 9 thị trấn). Sau khi thực hiện sắp xếp, giảm 67,65% số xã, phường.

Phát biểu tại hội nghị, bà Bùi Thị Quỳnh Vân - bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi - cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã là nhằm tạo không gian, động lực mới để phát triển nhưng bảo đảm mục tiêu gần dân và sát dân theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư.

“Xã mới đi vào hoạt động từ ngày 1-7, tỉnh mới sẽ đi vào hoạt động từ ngày 1-9. Từ nay đến các thời điểm nêu trên còn rất nhiều việc phải làm. 

Vì vậy các huyện, thị xã, thành phố cần khẩn trương thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo chỉ đạo của trung ương, thực hiện việc sắp xếp cán bộ thuộc thẩm quyền theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ đã đề ra và chuẩn bị tốt cho đại hội Đảng bộ cấp xã”, bà Vân yêu cầu.

Đối với việc sắp xếp cán bộ đang công tác tại các huyện, thị xã, thành phố, bà Vân thông tin tỉnh đã cho cán bộ đăng ký nguyện vọng công tác. 

Từ đó Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi tổng hợp báo cáo trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi xem xét, quyết định.

“Hiện nay đã có cán bộ tỉnh đăng ký về xã, cán bộ huyện đăng ký về xã, cán bộ huyện đăng ký về tỉnh. Đây là việc hết sức bình thường trong sắp xếp đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. 

Đối với đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã sẽ được lấy ý kiến cử tri và trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua”, bà Vân nói.

Đối với đề án sáp nhập Đài phát thanh và truyền hình tỉnh và báo Quảng Ngãi với tên gọi sau sáp nhập là báo Quảng Ngãi, cơ quan chủ quản là Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

Khi trung ương có quy định chính thức hoặc hướng dẫn về tên gọi của cơ quan báo chí địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi sẽ báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh điều chỉnh theo quy định mới của trung ương.

Cơ quan báo Quảng Ngãi có đủ 4 loại hình báo chí, gồm: báo điện tử, báo in, phát thanh, truyền hình.

Với 8 phòng chuyên môn, gồm: phòng hành chính và dịch vụ quảng cáo; phòng thư ký, biên tập; phòng báo in; phòng báo điện tử và nội dung số; phòng truyền hình; phòng phát thanh; phòng tin tức; phòng kỹ thuật.

Dự kiến đến ngày 1-5 báo Quảng Ngãi sau sáp nhập sẽ đi vào hoạt động.

Đại biểu thống nhất, sau sắp xếp Quảng Ngãi giảm 67,65% số xã - Ảnh 3.Buổi làm việc đầu tiên giữa Quảng Ngãi - Kon Tum: Sáp nhập là bàn và làm

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi và Kon Tum tổ chức hội nghị tại trụ sở Huyện ủy Kon Plông (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) để triển khai thực hiện chủ trương của Trung ương về việc sáp nhập tỉnh.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên