25/02/2025 07:27 GMT+7

Cuộc khủng hoảng nhà ở ‘không ai nói đến’ tại Đức

Nếu các chính trị gia không ưu tiên xây nhà ở giá rẻ, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn, tạo ra sự chia rẽ giữa những người dễ bị tổn thương nhất.

Cuộc khủng hoảng nhà ở ‘không ai nói đến’ tại Đức - Ảnh 1.

Một tòa nhà dân cư tại quảng trường Kottbusser Tor ở Berlin - Ảnh: TAIPEI TIMES

Khi một căn hộ được rao cho thuê tại các thành phố lớn của Đức, hàng trăm người thuê tiềm năng sẽ xếp hàng để tìm kiếm cơ hội. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt nhà ở giá rẻ trầm trọng nhận được rất ít sự chú ý trước cuộc tổng tuyển cử bất ngờ hôm 23-2, theo Taipei Times.

Quá tải tiền thuê nhà

"Nhà ở là một trong những vấn đề chính, nhưng không ai nói về nó" - Andreas Ibel, chủ tịch Build Europe - một hiệp hội đại diện cho các nhà phát triển nhà ở, cảm thán.

Di cư và nền kinh tế trì trệ đứng đầu danh sách các mối quan tâm của cử tri, nhưng các nhà phân tích cho biết chính sách nhà ở không đột phá vì lợi nhuận đầu tư mất nhiều thời gian để ghi nhận, khiến vấn đề trở nên khó khăn khi vận động cho một chu kỳ bầu cử ngắn.

Một danh sách cho thuê duy nhất ở Berlin có thể tạo ra 300 yêu cầu xem nhà mỗi ngày. Điều này đang thúc đẩy sự bất bình đẳng trên khắp cả nước khi những người ít khá giả hơn phải vật lộn để cạnh tranh trong thị trường đông đúc.

Theo các nhà nghiên cứu tại các trường đại học Oxford, Mannheim và Zurich, giá thuê nhà tăng có thể dẫn đến sự ủng hộ nhiều hơn cho các đảng cực hữu như Alternative for Germany (AfD), hiện đứng thứ hai trong cuộc thăm dò ý kiến của những người thuê nhà thu nhập thấp.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế của Đức, ngày càng có nhiều người chi 40% thu nhập của họ cho nhà ở, ngưỡng mà một hộ gia đình được coi quá tải tiền thuê nhà.

Giá thuê nhà cao và tình trạng thiếu nhà ở, đặc biệt nhà ở xã hội, đang làm gia tăng cuộc khủng hoảng, nhưng những áp lực khác, chẳng hạn số lượng nhà cho thuê ngày càng tăng cũng như lượng người tị nạn đã làm tăng thêm áp lực ở các thành phố lớn.

Ai là người thiệt nhất?

"Những sự phát triển như AirBnB hoặc làn sóng người tị nạn và người di cư gần đây đã làm tình hình trở nên tồi tệ hơn, nhưng chúng không phải là nguyên nhân chính", ông Christian Danne, một nhà kinh tế của Viện Nghiên cứu kinh tế Đức (DIW), cho biết.

Đức là quốc gia có hơn 50% người thuê nhà cho thuê nhà, so với mức trung bình của EU - khoảng 30% vào năm 2023. Việc này đã góp phần gây ra tình trạng thiếu nhà ở do giá thuê nhà được giới hạn.

Một báo cáo của DIW cho biết vào năm ngoái rằng các hộ gia đình nghèo hơn, đặc biệt các bậc cha mẹ đơn thân, đang phải chịu thiệt hại nhiều nhất.

"Đây không chỉ là vấn đề của các hộ gia đình có thu nhập thấp. Ngay với các gia đình có thu nhập trung bình, khi một ngôi nhà được đưa ra thị trường, họ đã thuê mà không cần xem nhà", Danne cho biết.

Vấn đề này xảy ra nghiêm trọng nhất ở Berlin, khi các nhà đầu tư tư nhân được phép phát triển các căn hộ sang trọng ở các khu vực nhà ở xã hội đã được bán để lấp đầy ngân sách vào năm 2004.

Kế hoạch gia hạn mức giá thuê nhà đã có từ 10 năm, dự kiến sẽ hết hạn vào cuối năm nay, đã bị phá vỡ bởi cuộc bầu cử bất ngờ.

Nước Đức cần thêm 600.000 - 800.000 ngôi nhà để giải quyết nhu cầu, và con số sẽ còn tăng lên khi tốc độ xây dựng bị đình trệ và cam kết xây dựng hàng trăm ngàn ngôi nhà mới không đạt được.

Chính phủ sắp mãn nhiệm cam kết xây dựng 400.000 ngôi nhà mới mỗi năm khi lên nắm quyền vào năm 2021, 1/4 trong đó sẽ được nhà nước trợ cấp, nhưng chỉ có khoảng 200.000 ngôi nhà mới được xây dựng trong năm ngoái, so với 293.000 ngôi nhà vào năm 2021.

Cuộc khủng hoảng nhà ở ‘không ai nói đến’ tại Đức - Ảnh 3.Người dân Đức tiếp tục đối mặt khủng hoảng nhà ở trầm trọng

Cuộc khủng hoảng nhà ở tại Đức không có dấu hiệu giảm bớt, khi việc hoàn thành xây dựng các tòa nhà dân cư đang có nguy cơ “tụt dốc nghiêm trọng”.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên