Chiến thắng ngày 30-4-1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, là trang sử hào hùng, chói lọi ở những năm 70 của thế kỷ XX, mang tầm quốc tế, tầm thời đại sâu sắc.
Mời bạn đọc xem lại hình ảnh lịch sử của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.

Sáng 15-5-1975, hàng triệu nhân dân Sài Gòn - Gia Định đổ về quảng trường trước trụ sở Ủy ban Quân quản thành phố để dự Lễ mừng chiến thắng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng nhiều lãnh đạo Đảng, Chính phủ, MTTQ Việt Nam tham dự buổi lễ trọng đại này

Nhân dân thành phố Sài Gòn mít tinh chào mừng Ủy ban Quân quản thành phố ra mắt, ngày 7-5-1975

Sáng 13-5-1975, các lãnh đạo Trung ương Cục và quân, dân miền Nam ra sân bay Tân Sơn Nhất đón Chủ tịch Tôn Đức Thắng, dẫn đầu đoàn đại biểu BCHTƯ Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào dự Lễ mừng chiến thắng tại thành phố Sài Gòn. Trong ảnh: Đồng chí Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng bộ miền Nam, đón Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại sân bay Tân Sơn Nhất

Giải phóng quần đảo Trường Sa - chiến công mang tính chiến lược trong giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong ảnh: Lực lượng đặc công hải quân Đoàn 126 giải phóng đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 28-4-1975

Khoảnh khắc gặp lại mẹ của anh Lê Văn Thức, một trong 36 tử tù Côn Đảo trong ngày trở về đất liền, sáng 4-5-1975 tại Vũng Tàu

Tàu hải quân Việt Nam đưa các chiến sĩ cách mạng từ Côn Đảo trở về đất liền sau khi Côn Đảo được giải phóng

Bến Năm Căn (Cà Mau) sau ngày giải phóng. Sau khi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trưa 30-4, sáng 1-5-1975, tỉnh Cà Mau chính thức được giải phóng

Bộ đội tiến vào giải phóng thị xã Rạch Giá

Tại Cà Mau, đêm 30-4-1975, quân ta tập trung lực lượng tiến công thị xã, kết hợp lực lượng quần chúng nổi dậy chiếm các vị trí quan trọng. 5h sáng 1-5, các mũi tiến công của ta đã vào nội ô thị xã kết hợp phong trào quần chúng nổi dậy giải phóng thị xã Cà Mau lúc 10h ngày 1-5-1975

Bộ đội tiến vào giải phóng thị xã Cà Mau, ngày 1-5-1975

Quân giải phóng tiến vào thị xã Bạc Liêu

Trên đà chiến thắng, từ ngày 30-4-1975, đồng bào và các chiến sĩ các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đã đồng loạt tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, lần lượt giải phóng các tỉnh còn lại. Ngày 1-5-1975, toàn bộ lãnh thổ trên đất liền miền Nam Việt Nam đã hoàn toàn giải phóng. Trong ảnh: Từ các ngả đường bộ, quân ta tiến vào giải phóng thị xã Cà Mau, mảnh đất cực nam của Tổ quốc

Quân giải phóng tiến vào ngã tư Bảy Hiền (Sài Gòn)

Trên đà chiến thắng, từ ngày 30-4-1975, đồng bào và các chiến sĩ các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đã đồng loạt tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, lần lượt giải phóng các tỉnh còn lại. Ngày 1-5-1975, toàn bộ lãnh thổ trên đất liền miền Nam Việt Nam đã hoàn toàn giải phóng. Trong ảnh: Xe tăng quân giải phóng vượt sông Vàm Cỏ Đông tiến về giải phóng Long An

Pháo cao xạ quân giải phóng bảo vệ vùng trời Phước Long (Sông Bé)

Xe tăng quân giải phóng chiếm Phủ tổng thống ngụy quyền Sài Gòn, trưa 30-4-1975

Đại úy Phạm Xuân Thệ (bên phải), trung đoàn phó Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 (Quân đoàn 2) cùng các chiến sĩ Quân giải phóng dẫn giải Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu của chính quyền Sài Gòn tới Đài phát thanh để đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện

Chiến sĩ Bùi Quang Thận (cầm cờ, phía trước) cùng ba chiến sĩ của Quân đoàn 2 - Binh đoàn Hương Giang tiến vào cắm cờ trên nóc Phủ tổng thống ngụy quyền Sài Gòn lúc 11h30 ngày 30-4-1975

Nhân dân Biên Hòa đón mừng quân giải phóng

Nữ chiến sĩ biệt động Sài Gòn Nguyễn Trung Kiên (Cao Thị Nhíp) dẫn đường cho quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập và sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30-4-1975

Lần lượt các ngày 26-3 và 29-3, Huế và Đà Nẵng được giải phóng. Đến ngày 3-4, toàn bộ các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung được giải phóng. Trong ảnh: Quân giải phóng tiến qua đèo Cả (Khánh Hòa) vào giải phóng các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ

Ngày 6-4-1975, Bộ Tư lệnh chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được thành lập gồm các đồng chí: Văn Tiến Dũng, Tư lệnh; Phạm Hùng, Chính ủy kiêm Bí thư Đảng ủy; Trần Văn Trà, Phó tư lệnh thứ nhất kiêm Tham mưu trưởng; Lê Đức Anh, Phó tư lệnh (ngày 22-4 bổ sung đồng chí Lê Trọng Tấn, Phó tư lệnh, đồng chí Lê Quang Hòa, Phó chính ủy). Trong ảnh: Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Quân giải phóng chiếm trận địa pháo 155 của địch ở Hà Tiên

Quân giải phóng làm chủ các cơ quan ngụy quyền trong thành phố Đà Nẵng

Quân giải phóng tiến vào cửa Ngọ Môn (Huế), sáng 26-3-1975

Xe tăng địch ở thành phố Huế bị quân giải phóng và tự vệ đánh chiếm

Xe tăng quân giải phóng tiến công thị xã Buôn Ma Thuột, ngày 10-3-1975 trong Chiến dịch Tây Nguyên

Một mũi bộ binh của quân giải phóng Quảng Nam đánh chiếm Tiểu khu Quảng Tín

Quân giải phóng dùng súng phun lửa tiêu diệt địch cố thủ trong hầm ngầm ở căn cứ Nông Sơn (Quế Sơn, Quảng Nam)

Mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chủ yếu, đánh Buôn Ma Thuột là trận mở đầu, then chốt. Đó là quyết định đúng đắn, sáng suốt. Trong ảnh: Sở chỉ huy Mặt trận Tây Nguyên, tháng 3-1975

Voi Tây Nguyên tham gia vận chuyển gỗ cho chiến dịch (1975)

Bộ đội lên máy bay vận tải vào miền Nam tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn (tháng 4-1975)

Các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quân ủy Trung ương Đảng họp tháng 11-1974, quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận