21/11/2003 06:01 GMT+7

"Chống được độc quyền, người dân mới có quyền lựa chọn"

ĐÌNH LONG thực hiện
ĐÌNH LONG thực hiện

TT - "Cũng một sản phẩm có 10 đơn vị sản xuất thì người dân sẽ có quyền chọn lựa sản phẩm tốt, ưng ý để mua. Cho nên phải mở ra cho nhiều thành phần kinh tế tham gia vào thì mới chống được độc quyền, người dân mới có quyền lựa chọn cái tốt nhất" - trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế và ngân sách Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết.

Ta4aXHFh.jpgPhóng to
Chủ nhiệm Ủy Ban Kinh tế và ngân sách Quốc hội Nguyễn Đức Kiên
TT - "Cũng một sản phẩm có 10 đơn vị sản xuất thì người dân sẽ có quyền chọn lựa sản phẩm tốt, ưng ý để mua. Cho nên phải mở ra cho nhiều thành phần kinh tế tham gia vào thì mới chống được độc quyền, người dân mới có quyền lựa chọn cái tốt nhất" - trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế và ngân sách Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết.

* Thưa ông, trong báo cáo của Chính phủ có nói về sự xuất hiện xu hứơng rất đáng lo ngại: độc quyền Nhà nước chuyển sang độc quyền doanh nghiệp (DN). Ông bình luận gì về hiện tượng này ?

- Có tình trạng này vì nhiều DN chỉ muốn “một mình một chợ”, không muốn có DN khác cạnh tranh với mình, có cùng mặt hàng với mình. Ngay trong một đơn vị tổng công ty cũng muốn tiêu thụ sản phẩm theo kiểu “khép kín”, tức là đơn vị trong ngành chỉ tiêu thụ sản phẩm trong ngành sản xuất.

Ví dụ Tổng công ty xây dựng thì chỉ muốn các đơn vị thành viên sử dụng các sản phẩm do đơn vị trong tổng công ty làm ra. Thế nhưng thực tế lại cho thấy không có cạnh tranh thì không thể phát triển.

Nhiều DNNN vẫn còn tâm lý ỉ lại, trông chờ sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Trình trạng cục bộ địa phương, cục bộ ngành vẫn còn nặng về bảo vệ quyền lợi của mình chứ ít coi trọng lợi ích toàn ngành kinh tế, nặng về lợi ích cục bộ khi xây dựng chính sách. Thói quen dự dẫm của các DNNN và bảo hộ và các khoản ưu đãi khác của nhà nước còn lớn.

Việc chiếm thị phần quá lớn của nhiều tổng công ty nhà nước bằng các chính sách ưu đãi đã làm giảm khả năng cạnh tranh và tự vươn lên của các DN, ảnh hưởng bất lợi cho quá trình hội nhập quốc tế, hạn chế khả năng cạnh tranh lành mạnh và thu hút nguồn lực đầu tư phát triển vào các lĩnh vực này. Môi trừơng đầu tư còn thiếu bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

(Trích báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2003 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2004" của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4)

* Thưa ông từ lâu Chính phủ đã có chủ trương xóa bỏ độc quyền, bao cấp nhưng vì sao nó không giảm mà lại tăng?

- Lý do thứ nhất là những người đứng đầu các tổ chức kinh tế này muốn chỉ có một mình cho “yên thân”, dễ làm ăn, không phải phấn đấu với ai cả. Thứ hai là việc chỉ đạo không cương quyết vì lẽ ra ngay khi phát hiện ra xu hứơng này phải ngăn chặn kịp thời không để nó phát triển. Thứ ba là chưa có một hệ thống pháp luật tốt nhằm tạo điều kiện cho nhiều thành phần kinh tế đều được đầu tư vào những lĩnh vực này thì độc quyền sẽ bớt đi.

Mặt khác, đáng lẽ nà nước chỉ nên tập trung đầu tư vào những khâu then chốt, còn những cái mà thành phần kinh tế khác làm được thì nên mở rộng.

* Thưa ông, có phải muốn xóa bỏ bao cấp, độc quyền thì trước hết phải xóa bỏ bao cấp trong tư duy của “anh” quản lý trước?

- Đúng, nhưng còn vứơng ở chỗ người được giao quản lý trực tiếp DNNN không muốn, “anh chủ quản” của những doanh nghiệp đó cũng không muốn bỏ vì nhiều lý do trong đó có lý do cục bộ, lợi ích cá nhân nên không muốn xoá bỏ độc quyền. Để độc quyền thì có khi mới “nọ kia” được

* Nhiều ý kiến đề nghị QH và Chính phủ cần phải đưa ra một lộ trình xoá bỏ bao cấp, độc quyền cụ thể chứ không thể nói chung chung. Ông nghĩ gì về ý kiến này?

- Ý kiến này rất đúng. Cho nên trong nghị quyết của QH về phát triển kinh tế cũng như trong Luật DNNN sửa đổi đều có đưa yếu tố này vào cũng như đưa ra các tiêu chí giảm độc quyền và tách bạch cho được giữa quản lý Nhà nước với kinh doanh.

Nhà nước tập trung làm tốt khâu quản lý, việc kinh doanh là của DN chứ Nhà nước không can thiệp hành chính vào. Nay mai Chính phủ sẽ trình QH về những giải pháp về giảm chi phí, giảm độc quyền và tách bạch giữa quản lý với kinh doanh.

Ủy ban kinh tế và ngân sách cũng đã đưa ra mấy vấn đề trọng điểm cần tập trung nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển có hiệu quả, chống độc quyền.

Một là: phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, trong đó chọn lọc để mở cửa dịch vụ.

Hai, tạo điều kiện để hình thành đồng bộ các loại thị trường, đặc biệt là thị trừơng bất động sản, bưu chính viễn thông, ngân hang, tài chính, khoa học công nghệ, lao động...

Ba là kiên quyết tổ chức sắp xếp lại các DNNN, nhất là những DN làm ăn kém.

Bốn là tập trung vào việc đưa ra những cơ chế chính sách không có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Đây là khâu quan trọng vì thực tế vẫn có sự đối xử không công bằng giữ các thành phần kinh tế nên mới sinh ra độc quyền.

Năm là đẩy nhanh hơn nữa cải cách hành chính, tập trung vào việc cải thiện mối quan hệ giữa công chức với nhân dân.

* Ngày nào còn độc quyền (như ngành điện, bưu chính viễn thông...) thì ngày đó dân còn thiệt thòi. Ông có chung quan điểm với ý kiến này ?

- Cái này thì đúng qua rồi! Mình cứ đi ra thị trừơng thì thấy ngay, nếu sản phẩm a chỉ do một công ty sản xuất thì dù sản phẩm đó có xấu, chất lượng kém, giá thành cao, cung cách phục vụ tồi đến mấy thì người dân cũng phải cứ “cắn răng mua”. Nhưng cũng một sản phẩm đó có 10 đơn vị sản xuất thì người dân sẽ có quyền chọn lựa sản phẩm tốt, ưng ý để mua. Cho nên phải mở ra cho nhiều thành phần kinh tế tham gia vào thì mới chống được độc quyền, người dân mới có quyền lựa chọn cái tốt nhất.

ĐB Nguyễn Văn Thuận(Bí thư thành ủy Hải Phòng): Trong một nền kinh tế hàng hóa, không thể chấp nhận tình trạng độc quyền. Ngay cả lĩnh vực mà Nhà nước cần độc quyền, cần giữ vai trò chi phối thì cũng không nên biến độc quyền nhà nước thành độc quyền riêng của một số DN. Tức là phải tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế cho những DN có khả năng cung ứng những sản phẩm, dịch vụ tốt với giá thành hạ.

Với sự cảnh báo của Chính phủ trong về việc quay trở lại bao cấp của ở một số lĩnh vực, tôi cho là Chính phủ cũng như chính quyền các địa phương đang cố gắng nổ lực xoá bỏ bao cấp, đồng thời khuyến cáo các DN phải tự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh.

Để làm được việc đó, mỗi DN ngoài việc tự nhận thức được điều đó cần phải hoạch định cho mình một chiến lược phát triển lâu dài, bền vững, trên cơ sở năng lực của chính mình tự mình tìm ra hứơng đi phù hợp chứ không dựa dẫm trông chờ ỉ lại.

Phía nhà nước phải tạo điều kiện cho DN tự chủ, nhất là tự chủ trong tài chính, lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh. Dứt khoát “cắt” và loại trừ sự can thiệp của các cơ quan quản lý mà lâu nay bị than phiền nhiều. Nghĩa là tách bạch riêng quản lý DN với quản lý nhà nước. Dứt khoát loại bỏ khái niệm bộ chủ quản, sở chủ qủan vì đây là điều không thể chấp nhận được trong quá trình phát triển đi lên của DN

ĐÌNH LONG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên