13/04/2024 12:59 GMT+7

Chồng ngoại tình, làm thế nào đảm bảo quyền lợi khi ly hôn?

Tôi lập gia đình được 3 năm và có 1 cháu nhỏ, hiện đang ở nhà nội trợ. Mới đây tôi phát hiện chồng ngoại tình được 1 năm rưỡi khi tôi còn mang thai.

Chồng ngoại tình, làm thế nào đảm bảo quyền lợi khi ly hôn? - Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH

Chồng ngoại tình, làm thế nào đảm bảo quyền lợi khi ly hôn? - Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH

Khi bắt quả tang hai người đó thì chồng tôi còn có hành động vũ phu và đánh tôi. Vì đã nghỉ làm được 2 năm nên bây giờ tôi không có nguồn thu nhập ổn định. Xin hỏi làm thế nào để đảm bảo quyền lợi khi ly hôn và để con tôi được sống cùng mẹ?

Luật sư Đặng Hoài Vũ (Đoàn luật sư TP.HCM) trả lời:

Luật sư Đặng Hoài Vũ

Luật sư Đặng Hoài Vũ

Như các thông tin chị cung cấp, thì:

Thứ nhất, về quan hệ hôn nhân: Việc chồng chị ngoại tình hơn 1,5 năm là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ yêu thương, chung thủy (khoản 1, điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014). Điều này dẫn đến mối quan hệ vợ chồng mâu thuẫn trầm trọng, có căn cứ để tòa án chấp nhận cho ly hôn đơn phương (điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).

Về căn cứ chứng minh, nếu chồng chị không thừa nhận việc có hành vi quan hệ tình cảm bên ngoài thì chị phải cung cấp chứng cứ chứng minh như video, hình ảnh, hội thoại…

Thứ hai, về vấn đề tài sản chung (điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014), do chị không cung cấp rõ nên chưa có đủ cơ sở tư vấn.

Tuy nhiên, đối với việc xác định lỗi dẫn đến ly hôn xuất phát từ chồng chị, chị có lợi thế hơn trong việc được phân chia tài sản nhiều hơn và mặc dù không đóng góp từ tiền lương, tiền công, thu nhập kinh doanh vào việc tạo lập khối tài sản chung nhưng cần lưu ý chị đang ở nhà chăm con và làm các công việc trong gia đình thì vẫn được xem là lao động có thu nhập, nên vẫn xác định có công sức của chị vào việc tạo lập tài sản chung.

Thứ ba, về vấn đề con chung (khoản 3, điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014): Theo dữ kiện chị đưa ra, có thể suy đoán hiện con chị vẫn đang dưới 36 tháng tuổi, trường hợp này được giao cho mẹ trực tiếp nuôi.

Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn quyền nuôi con thuộc về chị thì chị phải cung cấp chứng cứ chồng chị có lỗi dẫn đến ly hôn và các chứng cứ chứng minh khả năng, điều kiện chị chăm sóc con sau ly hôn như sau:

Chị có thể về chung sống với nhà ba mẹ ruột để đảm bảo có chỗ ở ổn định và có người phụ chăm sóc con khi chị đi làm hoặc chị có thể gửi con để đi làm.

Chứng cứ chứng minh công việc chị có thể làm sau khi ly hôn, đảm bảo mức sống cho hai mẹ con và nếu trường hợp con chị là con gái thì việc để chị nuôi dạy con là phù hợp, đảm bảo việc con được dạy dỗ, chăm sóc, phát triển về thể chất và tinh thần.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].

Cơ sở chế biến gỗ gây ô nhiễm môi trường, cơ quan nào xử lý?Cơ sở chế biến gỗ gây ô nhiễm môi trường, cơ quan nào xử lý?

Trong khu dân cư của chúng tôi có một số cơ sở chế biến gỗ. Hằng ngày mùi sơn, bụi gỗ từ những cơ sở đó bay ra gây ô nhiễm môi trường.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên