30/04/2025 15:33 GMT+7

Chọn thuốc, thực phẩm chức năng: Đừng phó mặc cho may rủi

Liên tục có các đường dây buôn bán thuốc, thực phẩm chức năng giả bị triệt phá vừa qua khiến người dân hoang mang. Để tự bảo vệ mình, người tiêu dùng không thể “chỉ mua vì quảng cáo” hay “do người quen giới thiệu” mà cần chủ động kiểm tra sản phẩm.

Chọn thuốc, thực phẩm chức năng: Đừng phó mặc cho may rủi - Ảnh 1.

Nhà thuốc Long Châu tiên phong minh bạch trong nguồn gốc sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng - Ảnh: TTO

Liên tiếp phát hiện thuốc, thực phẩm chức năng giả

Chỉ trong hai tuần qua lực lượng chức năng đã liên tiếp triệt phá nhiều đường dây buôn bán thuốc giả, thực phẩm chức năng giả quy mô lớn. Các sản phẩm này được phân phối tinh vi qua mạng xã hội, các website thương mại điện tử không rõ nguồn gốc, thậm chí trà trộn vào kênh bán lẻ truyền thống.

Nhiều loại sản phẩm gắn mác "hỗ trợ điều trị", "tăng cường sức khỏe" nhưng thực chất chỉ chứa dưới 70% chỉ tiêu thành phần công bố, thậm chí dưới 30% chất lượng mà các công ty này cung cấp.

Hậu quả không chỉ là tiền mất tật mang, đôi khi còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng. 

Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thực tế đã có nhiều trường hợp nhập viện, thậm chí nguy cơ tử vong, tổn hại sức khỏe... sau khi sử dụng các loại sản phẩm gắn mác "thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng", đặc biệt trong các sản phẩm giảm cân, xương khớp.

Về mặt hàm lượng dinh dưỡng, sữa kém chất lượng, sữa giả có thể không bảo đảm cung cấp đủ năng lượng, các vitamin và khoáng chất đúng như bảng thành phần ghi trên vỏ hộp. Nếu sử dụng sữa thiếu các thành phần như đã công bố lâu dài có thể sẽ thiếu hụt các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến các giai đoạn phát triển đối với trẻ nhỏ.

Trường hợp phụ huynh quá tin tưởng vào công dụng của các sản phẩm sữa được quảng cáo mà không đưa con đi khám, nguy cơ bỏ qua giai đoạn trẻ được can thiệp dinh dưỡng kịp thời.

Thực tế, người tiêu dùng còn có thói quen mua sản phẩm chăm sóc sức khỏe dựa vào quảng cáo hay sự giới thiệu của người quen. Thế nhưng, với "ma trận" hàng giả, hàng kém chất lượng như hiện nay nhiều người tiêu dùng đã bắt đầu có thói quen tra cứu thông tin, cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng.

Kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm trước khi sử dụng

Ngay khi hàng loạt đường dây sản xuất hàng giả bị cơ quan chức năng triệt phá, Bộ Y tế đã hướng dẫn người tiêu dùng tra cứu thông tin thuốc, thực phẩm chức năng trên hệ thống.

Không ít người đã bắt đầu cẩn trọng tra cứu số đăng ký thuốc trên Cổng Dịch vụ công của Cục Quản lý Dược, kiểm tra giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm của thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên trang của Cục An toàn thực phẩm.

Tuy vậy, thói quen này vẫn chưa phổ biến rộng rãi, nhất là với nhóm người lớn tuổi hoặc những người ở khu vực nông thôn, nơi thông tin về sản phẩm còn bị hạn chế. 

Bà Hoa (50 tuổi, Hà Nội) chia sẻ thường có thói quen mua thuốc tại cửa hàng thuốc gần nhà. Nhiều hiệu thuốc đều không có hóa đơn và bà cũng không biết phải tra cứu thông tin về nguồn gốc sản phẩm ra sao.

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy Cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng cho rằng cuộc chiến chống thuốc giả không thể thành công nếu thiếu sự đồng lòng từ Chính phủ, cơ quan chức năng, đội ngũ y tế và chính người dân.

Theo bác sĩ Hoàng cần có những giải pháp toàn diện từ pháp lý, công nghệ đến cộng đồng. Trong đó có thể ứng dụng công nghệ như áp dụng mã hóa truy xuất nguồn gốc, blockchain, QR code.

Đồng thời, phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về thuốc lưu hành. Các dược sĩ và bác sĩ là hàng rào đầu tiên phát hiện thuốc giả, chủ động tư vấn, báo cáo nghi ngờ, hướng dẫn người bệnh. Còn người người dân cần khuyến khích việc kiểm tra thuốc, tố giác nghi ngờ và thiết lập kênh phản ánh minh bạch và dễ tiếp cận.

Nhà thuốc tiên phong minh bạch xuất xứ sản phẩm

Để hướng dẫn người tiêu dùng tra cứu thông tin thuốc, thực phẩm chức năng, từ tháng 4-2025 tại hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu ở mỗi hóa đơn đều hiển thị rõ ràng thông tin về nơi sản xuất của từng loại thuốc.

Đây cũng là hệ thống nhà thuốc đầu tiên tại Việt Nam dù chưa được yêu cầu đã chủ động triển khai hàng loạt các hành động minh bạch về nơi sản xuất thuốc, giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm với thực phẩm chức năng nhằm bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của khách hàng.

Cuối mỗi hóa đơn của hệ thống nhà thuốc Long Châu đều có phần hướng dẫn chi tiết các kênh tra cứu thông tin về thực phẩm bảo vệ sức khỏe, giúp khách hàng dễ dàng tra cứu thông tin đăng ký sản phẩm qua các kênh chính thống, đảm bảo độ chính xác khi mua các sản phẩm.

Không chỉ qua hóa đơn, website và ứng dụng của hệ thống nhà thuốc này cũng được cập nhật đồng bộ nhằm hỗ trợ người dân tra cứu thông tin. Đối với các sản phẩm thuốc, người dùng có thể theo dõi nơi sản xuất, số đăng ký thuốc. 

Trong mỗi trang sản phẩm thuốc trên website Long Châu đều có chức năng sao chép số đăng ký thuốc, kèm đường link dẫn về trang tra cứu của cục quản lý dược để khách tự tra cứu một cách minh bạch. Với thực phẩm chức năng, hệ thống hiển thị đầy đủ số đăng ký sản phẩm cùng giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

Bên cạnh đó, các thông tin quan trọng như thành phần, công dụng, khuyến cáo sử dụng, nơi sản xuất và số xác nhận nội dung quảng cáo (nếu có) cũng được cung cấp minh bạch.

Đồng thời, tại hơn 2.050 nhà thuốc Long Châu đều có máy tính kèm thông điệp nhắc khách truy cập trang web của cục quản lý dược tra cứu khi cần. Toàn bộ 16.000 dược sĩ ở các nhà thuốc cũng sẽ hướng dẫn khách cách tra cứu trực tiếp khi có yêu cầu.

Khi truy cập vào các website tra cứu của Bộ Y tế, sẽ hiển thị thông tin quan trọng như thành phần, công dụng, khuyến cáo sử dụng, nơi sản xuất và số xác nhận nội dung quảng cáo (nếu có) cũng được cung cấp minh bạch, giúp người tiêu dùng an tâm lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Đây cũng là một trong những biện pháp để người dân tránh rơi vào "bẫy" quảng cáo hoặc mua phải sản phẩm kém chất lượng.

Vừa mua thuốc và thực phẩm chức năng tại nhà thuốc Long Châu, chị Loan (35 tuổi, Hà Nội) khá bất ngờ khi hóa đơn bán hàng có đủ thông tin hướng dẫn tra cứu nguồn gốc sản phẩm. Chị Loan nói thời gian qua liên tiếp vụ việc bắt thực phẩm chức năng giả, thuốc giả cũng khiến chị lo lắng.

"Trước đây tôi thường đặt thực phẩm chức năng cho bố mẹ qua người quen bán hàng xách tay. Nhưng giờ hàng giả tràn lan, nên tôi ưu tiên đến hiệu thuốc, có hóa đơn chứng từ hẳn hoi. Ít nhất cũng giảm nguy cơ mua phải hàng giả", chị Loan nói.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng khuyến cáo người tiêu dùng:

• Luôn kiểm tra số đăng ký lưu hành của thuốc hoặc giấy tiếp nhận công bố đối với thực phẩm chức năng trước khi mua.

• Ưu tiên mua tại các hệ thống phân phối uy tín, có đầy đủ thông tin về sản phẩm và hướng dẫn kiểm chứng nguồn gốc.

• Cảnh giác với các sản phẩm quảng cáo thổi phồng, không rõ địa chỉ kinh doanh, hoặc mời chào qua mạng xã hội.

Người tiêu dùng không thể chỉ dựa vào may rủi, mà cần chủ động xây dựng "lá chắn" bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Chọn thuốc, thực phẩm chức năng: Đừng phó mặc cho may rủi - Ảnh 2.Long Châu chỉ ra giải pháp siết vòng vây, chặn thuốc giả

Lãnh đạo FPT Retail, đang vận hành chuỗi nhà thuốc Long Châu, khẳng định ủng hộ công an triệt phá những tổ chức sai phạm, 'dọn sạch' thị trường. Đồng thời đưa ra các giải pháp để chặn đường buôn bán dược phẩm, thực phẩm chức năng giả.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên