09/06/2024 13:16 GMT+7

Chợ quê xanh từ vật liệu trang trí đến đồ đựng thức ăn

'Tham gia chợ quê thân thiện môi trường cũng tốt, môi trường cũng là mình trong đó chứ đâu', cô Tư bán bánh ít trần nói.

Chợ quê xanh từ vật liệu trang trí đến đồ đựng thức ăn - Ảnh 1.

Một gian hàng trong chợ quê, từ vật liệu xây dựng đến vật liệu đựng món ăn đều thân thiện với môi trường - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Chợ quê Tân Thuận Đông là mô hình du lịch sinh thái kết hợp ẩm thực đồng quê tại Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã hoạt động hơn 2 năm qua. Chợ quê hoạt động vào chiều thứ bảy hằng tuần, thu hút hàng ngàn lượt du khách đến tham quan, thưởng thức nhiều món ăn đậm chất quê nhà.

Đáng chú ý, vật liệu sử dụng xây dựng gian hàng như lá dừa, tre, thúng tre, gỗ tre... cho đến vật dụng đựng thức ăn nước uống bằng túi nhựa sinh học, ly giấy, hộp giấy, ống hút giấy... hướng đến hình ảnh chợ quê thân thiện môi trường để lại ấn tượng tốt khiến du khách quay lại chợ nhiều lần.

Chợ quê xanh từ vật liệu trang trí đến đồ đựng thức ăn - Ảnh 2.

Tiểu thương bán trong chợ quê phải dùng túi sinh học tự phân hủy để đựng đồ ăn cho khách mang đi

Bà Nguyễn Thị Bé - tiểu thương bán tại chợ quê Tân Thuận Đông - cho biết bán hàng trong chợ phải dùng ly giấy, muỗng gỗ, ống hút giấy...

"So với ly nhựa thì ly giấy mắc hơn khoảng 700 đồng/cái, ly giấy mới được xài trong chợ, nước sâm mình bán cũng mua nguyên liệu ở cửa hàng có nguồn gốc chất lượng", bà Bé nói.

Còn cô Tư (gian hàng bánh ít trần) cho hay bán ở chợ bắt buộc phải dùng túi nhựa sinh học tự phân hủy, nếu bọc ni lông (túi ni lông) thường hơn 30.000 đồng/kg thì bọc tự hủy giá hơn 40.000 đồng/kg.

"Ban điều hành chợ quê yêu cầu chúng tôi dùng bọc phân hủy chứ không xài bọc kia. Nói chung thấy cũng tốt cho môi trường, vì môi trường cũng là mình trong đó chứ đâu", cô Tư bánh ít trần nói.

Chợ quê xanh từ vật liệu trang trí đến đồ đựng thức ăn - Ảnh 3.

Nhóm du khách thưởng thức món ăn tại chợ

Ông Trương Thái Ngọc - phó chủ tịch UBND xã Tân Thuận Đông - cho biết chợ có ký hợp đồng thu gom rác, sau mỗi buổi chợ có nhân viên thu gom chuyển về điểm tập kết rác của xã.

"Đối với các tiểu thương bán tại chợ, tiểu thương tự bố trí sọt rác tại vị trí quầy hàng của mình, đồng thời có 3 nhân viên thu gom thường xuyên trong suốt thời gian diễn ra buổi chợ.

Khi bán tại chợ, các tiểu thương được yêu cầu sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, giảm chất thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy; sử dụng vật dụng đựng bánh, đồ ăn thức uống ưu tiên hộp giấy, túi sinh học tự phân hủy, ly giấy, muỗng gỗ, ống hút giấy...", ông Ngọc nói.

Chợ quê xanh từ vật liệu trang trí đến đồ đựng thức ăn - Ảnh 4.

Khách mua đồ ăn đem đi được đựng trong những túi sinh học tự hủy

Chợ quê xanh từ vật liệu trang trí đến đồ đựng thức ăn - Ảnh 5.

Ly giấy, muỗng gỗ sử dụng tại các gian hàng trong chợ quê

Chợ quê xanh từ vật liệu trang trí đến đồ đựng thức ăn - Ảnh 6.

Chợ quê xanh từ vật liệu trang trí đến đồ đựng thức ăn - Ảnh 7.Phát triển bền vững với chương trình Việt Nam Xanh

Ngày 20-4, báo Tuổi Trẻ chính thức công bố chương trình Việt Nam Xanh với hàng loạt hoạt động lớn sẽ diễn ra liên tục thời gian tới.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên